![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Đối tượng lấy ý kiến lần này bao gồm: Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.
Hình thức lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; đồng thời, thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.
![]() |
Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) |
Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Qua đó tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng phát biểu tại hội thảo tham vấn dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do Báo Đại biểu Nhân dân và Bộ TNMT tổ chức |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm. Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân với các hình thức thích hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia góp ý.
![]() |
Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) |
Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; kiên quyết đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Trong đó, nội dung lấy ý kiến Nhân dân đảm bảo toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp được dư luận quan tâm. Ý kiến đóng góp của Nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tin mới cập nhật
- Đề xuất chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, hệ thống truy xuất nguồn gốc ( 06/05)
- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến tham gia vào các dự án luật về lĩnh vực khoa học và công nghệ trình Kỳ họp ( 29/04)
- Thống nhất và đồng bộ ( 24/04)
- Đoàn ĐBQH Hà Tỉnh lấy ý kiến tham gia vào các dự án luật về lĩnh vực tài chính ( 22/04)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý nhiều nội dung quan trọng trong các dự án luật về lĩnh vực an ninh, trật tự ( 21/04)
- Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết ( 09/04)