Hà Tĩnh hiện có 364.801 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp; trong đó quy hoạch vào mục đích đất rừng phòng hộ 114.578 ha, đất rừng đặc dụng 74.364 ha, đất rừng sản xuất 174.364 ha và diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 1221 ha. Trước khi có Nghị quyết 28 ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị, Hà Tĩnh đã thực hiện chuyển đổi 09 lâm trường quốc doanh thành 09 Ban quản lý dự án; 04 lâm trường chuyển thành 04 công ty; sát nhập nông trường chè 20/4, nông trường chè 12/9, nông trường chè Tây Sơn thành công ty chè Hà Tĩnh. Sau khi có Nghị quết 28 của Bộ Chính trị, Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo triển khai, sắp xếp đổi mới các nông, lâm trường. Tính đến nay, toàn tỉnh có 13 tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, trong đó có 07 Ban quản lý rừng phòng hộ ( đã sát nhập các Ban QLRPH Cẩm Xuyên, Thạch Hà vào Ban QL khu bảo tồn Kẽ Gỗ); 02 công ty lâm nghiệp; 02 công ty cao su; 01 công ty cổ phần chè và 01 công ty cổ phần nông lâm sản. Diện tích của nông, lâm trường đã bàn giao cho các địa phương quản lý trong quá trình sắp xếp lại 17.439,21 ha. Về tình hình đo vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp, hầu hết diện tích đang sử dụng đã được đo vẽ bản đồ; tuy nhiên chưa tiến hành đo đạc chi tiết các loại đất do nông, lâm trường đang quản lý sử dụng để phục vụ cho việc giao khoán, tổ chức sản xuất; những biến động đất đai hàng năm chưa được chỉnh lý, điều chỉnh kịp thời. Việc rà soát, cắm mốc ranh giới các nông, lâm trường, tính đến năm 2009 đã hoàn thành đóng mốc ranh giới với 581 điểm, biên tập bản đồ ranh giới giữa các nông, lâm trường với tổng diện tích 246.918 ha. Tuy nhiên, do quá trình rà soát đất đai, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh, thu hồi diện tích đất các tổ chức sử dụng không hiệu quả … do đó ranh giới chủ sử dụng hiện nay đã có nhiều biến động. Thực hiện Luật đất đai năm 2003, đến nay đã có 20/22 tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận với tổng diện tích 252.444,22 ha bằng 90,84% so với tổng diện tích đất các tổ chức đang quản lý, sử dụng.
Đồng chí Hoàng Thị Cẩm Tú - TUV, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc |
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình quản lý, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn một số hạn chế: các văn bản hướng dẫn giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp trước đây vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể, nên quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót; công tác đo vẽ bản đồ, hoàn chỉnh hồ sơ, dữ liệu quản lý đất đai chưa được đầu tư đồng bộ, gây khó khăn trong công tác quản lý; hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, năng lực quản lý đất đai, tài nguyên rùng của một số chủ rừng chưa đáp ứng yêu cầu; việc sử dụng đất rừng vào sản xuất của các tổ chức chưa phù hợp theo quy định của Luật đất đai; việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường theo Nghị quyết 28 còn chậm, các đơn vị đang còn nặng về bao cấp, trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp đã cổ phần hóa còn nhiều bất cập; việc giao đất lâm nghiệp do lịch sử để lại còn nhiều chồng chéo, trùng lặp, chủ rừng hiện tại không nắm được, quản lý sơ sài dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện; việc xác định ranh giới ngoài thực địa với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không cụ thể, nên còn trùng lặp, có sự chồng chéo giữa việc cấp đất của chính quyền địa phương với việc giao khoán rừng, do vậy dẫn đến tình trạng tranh chấp đất rừng kéo dài …
Tại buổi làm việc các đại biểu đã phân tích rõ thêm nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng lâm nghiệp trong thời gian qua là do công tác quản lý nhà nước bị buông lỏng; công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; các đơn vị quản lý, sử dụng đất rừng đang nặng về tư tưởng bao cấp, trong chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, chưa có giải phát đột phá đi lên; một số chính sách chưa đồng bộ, còn có nhiều bất cập trong thực tiễn, các giải pháp cụ thể hóa các chủ trương, chính sách còn nhiều bất cập …
Đồng chí Trần Tiến Dũng -TUV, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh kết luận cuộc làm việc |
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, đồng chí Phó trưởng Đoàn ĐBQH ghi nhận những kết quả đạt được trong việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế bất cập trong công tác quản lý, sử dụng qua đi khảo sát thực tế ở các nông, lâm trường, đồng thời lưu ý một số vấn đề Lãnh đạo 2 sở cần quan tâm trong thời gian tới, nhất là những ý kiến góp ý của sở liên quan đến Hiến pháp, Luật đất đai để Quốc hội thảo luận thông qua tại kỳ họp sắp tới.
Tin mới cập nhật
- Hà Tĩnh thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ( 12/04)
- Nâng cao chất lượng vận tải công cộng và chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ( 08/04)
- Tiếp tục giám sát, đốc thúc việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh đảm bảo an toàn giao thông ( 06/04)
- Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm giao thông trên tuyến đường ven biển và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Tĩnh ( 05/04)
- Kịp thời rà soát, xử lý dứt điểm các vị trí, đoạn tuyến mất an toàn giao thông ( 04/04)
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp Nhân dân về an toàn giao thông đường sắt ( 03/04)