Tại Hội nghị tập huấn về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Ban Dân nguyện tổ chức, các đại biểu đều cho rằng, để nâng cao chất lượng giám sát khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử thì bên cạnh cái tâm, cái tầm của mỗi đại biểu dân cử, cũng rất cần có điều kiện thực hiện hơn. Điều kiện ở đây không chỉ là cơ sở vật chất, bộ máy giúp việc. Quan trọng hơn là hoàn thiện cơ sở pháp lý để việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, cũng như bộ phận tham mưu, giúp việc…

"> Tại Hội nghị tập huấn về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Ban Dân nguyện tổ chức, các đại biểu đều cho rằng, để nâng cao chất lượng giám sát khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử thì bên cạnh cái tâm, cái tầm của mỗi đại biểu dân cử, cũng rất cần có điều kiện thực hiện hơn. Điều kiện ở đây không chỉ là cơ sở vật chất, bộ máy giúp việc. Quan trọng hơn là hoàn thiện cơ sở pháp lý để việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, cũng như bộ phận tham mưu, giúp việc…

" /> Hoàn thiện cơ sở pháp lý về giám sát khiếu nại, tố cáo để phúc đáp tốt hơn quyền lợi chính đáng của công dân Tại Hội nghị tập huấn về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Ban Dân nguyện tổ chức, các đại biểu đều cho rằng, để nâng cao chất lượng giám sát khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử thì bên cạnh cái tâm, cái tầm của mỗi đại biểu dân cử, cũng rất cần có điều kiện thực hiện hơn. Điều kiện ở đây không chỉ là cơ sở vật chất, bộ máy giúp việc. Quan trọng hơn là hoàn thiện cơ sở pháp lý để việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, cũng như bộ phận tham mưu, giúp việc…

"> Tại Hội nghị tập huấn về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Ban Dân nguyện tổ chức, các đại biểu đều cho rằng, để nâng cao chất lượng giám sát khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử thì bên cạnh cái tâm, cái tầm của mỗi đại biểu dân cử, cũng rất cần có điều kiện thực hiện hơn. Điều kiện ở đây không chỉ là cơ sở vật chất, bộ máy giúp việc. Quan trọng hơn là hoàn thiện cơ sở pháp lý để việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, cũng như bộ phận tham mưu, giúp việc…

" />
Hoàn thiện cơ sở pháp lý về giám sát khiếu nại, tố cáo để phúc đáp tốt hơn quyền lợi chính đáng của công dân
EmailPrintAa
14:10 11/01/2013

Tại Hội nghị tập huấn về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do Ban Dân nguyện tổ chức, các đại biểu đều cho rằng, để nâng cao chất lượng giám sát khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử thì bên cạnh cái tâm, cái tầm của mỗi đại biểu dân cử, cũng rất cần có điều kiện thực hiện hơn. Điều kiện ở đây không chỉ là cơ sở vật chất, bộ máy giúp việc. Quan trọng hơn là hoàn thiện cơ sở pháp lý để việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, cũng như bộ phận tham mưu, giúp việc…

 

Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của QH, các cơ quan của QH và ĐBQH được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, quy định cụ thể nhất là Luật Hoạt động giám sát của QH; Nghị quyết số 694 của UBTVQH về việc ĐBQH tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân gửi QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH; Nghị quyết số 228 của UBTVQH về việc ĐBQH tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân. Nhưng có thể thấy dù Luật Hoạt động giám sát của QH quy định khá chi tiết về quyền và trách nhiệm của ĐBQH trong giám sát nói chung, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng, song lại thiếu những quy định về cách thức tổ chức, phương thức, phương pháp tiến hành một cuộc giám sát cụ thể. Ví dụ, Luật Hoạt động giám sát của QH quy định Đoàn ĐBQH và ĐBQH có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại nếu thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Và trong trường hợp cần thiết, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; xem xét xác minh những vấn đề quan tâm, tổ chức đoàn giám sát về việc giải quyết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương. Nhưng cả Luật Hoạt động giám sát của QH và Nghị quyết 228 của UBTVQH đều chưa quy định cụ thể về hiệu lực pháp lý đối với các kiến nghị của ĐBQH, Đoàn ĐBQH khi yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết của mình. Chế độ thông tin, báo cáo việc chuyển đơn thư của ĐBQH với Đoàn ĐBQH cũng chưa được quy định rõ nên Đoàn ĐBQH chưa thể tổng hợp báo cáo đầy đủ tình hình tiếp nhận, chuyển đơn của ĐBQH trong Đoàn với UBTVQH. Hay như Luật Hoạt động giám sát của QH quy định thẩm quyền, trách nhiệm của ĐBQH khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo nhưng lại chưa quy định tiêu chí phân loại, xử lý đơn thư, nên việc thực hiện của các Đoàn ĐBQH chưa thống nhất.

Đối với các cơ quan của QH, nhiều đại biểu dự Hội nghị cho rằng, việc quy định Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH đều có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo lĩnh vực mình phụ trách cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trước hết, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH đều có khối lượng công việc tăng cao trong những năm gần đây, nhất là việc thẩm tra các dự án luật để trình QH xem xét, thông qua. Số lượng đơn thư liên quan đến khiếu nại, tố cáo cũng gia tăng hàng năm. Tuy nhiên, số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách và số lượng cán bộ làm công tác tham mưu, phục vụ, giúp việc cho các cơ quan của QH không tăng nhiều. Vì vậy, số lượng đơn thư được xử lý còn khá khiêm tốn so với số lượng đơn thư mà các cơ quan của QH nhận được.

Không chỉ các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH gặp vướng mắc do quy định pháp luật chưa cụ thể khi thực hiện giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH cũng có một số khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật quy định. Việc hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND bên cạnh những tác dụng tích cực cũng đang bộc lộ một số hạn chế như cùng một văn phòng lại có hai nguồn kinh phí hoạt động, chế độ cho cán bộ, công nhân viên khác nhau khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc và phục vụ cho Đoàn ĐBQH, HĐND nói chung, tham mưu, phục vụ, giúp Đoàn ĐBQH, HĐND trong việc tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại gặp khó khăn. Theo Phó chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Kim Hoa, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND đang rơi vào tình trạng một cổ hai đầu, khối lượng công việc tăng cao, nhưng số lượng biên chế được bổ sung ít. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn về tổ chức bộ phận, phòng ban của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND chậm được sửa đổi. Vì thế đã có tình trạng một vụ việc có thể do hai bộ phận cùng theo dõi, báo cáo với Đoàn ĐBQH do phân giao nhiệm vụ giữa phòng, ban trùng lặp với nhau. Để khắc phục những hạn chế này, nhiều Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND đã nghiên cứu và cùng với sự hướng dẫn của Ban Công tác đại biểu để cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thậm chí, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND một số địa phương đã phải xé rào để tổ chức lại hệ thống phòng ban, cũng như phân giao nhiệm vụ khoa học, hợp lý hơn.

Công tác dân nguyện thường phức tạp, vất vả và đòi hỏi phải rất công phu mới có thể làm sáng rõ vụ việc, phúc đáp đòi hỏi của người dân. Để công tác dân nguyện thực hiện hiệu quả hơn nữa, thì rõ ràng bên cạnh cái tâm, cái tầm của mỗi đại biểu dân cử, cũng rất cần có điều kiện thực hiện thuận lợi hơn. Điều kiện ở đây không chỉ là cơ sở vật chất, bộ máy giúp việc. Quan trọng hơn là hoàn thiện cơ sở pháp lý để giúp công việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát của Đoàn ĐBQH, HĐND, cũng như bộ phận tham mưu, giúp việc được tiến hành thuận lợi hơn. Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, UBTVQH đã chỉ đạo Ban Dân nguyện nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 228 về tiếp công dân và xử lý đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; Nghị quyết số 694 về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân gửi QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH. Ban Dân nguyện cũng tiến hành sửa đổi quy chế làm việc, trong đó bổ sung quy định về phối hợp với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trong thực hiện công tác này. Việc sửa đổi các nghị quyết này sẽ góp phần quan trọng hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo điều kiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH. Tuy nhiên, vẫn rất cần đề cao tinh thần trách nhiệm của từng đại biểu trong công tác này để quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân được bảo đảm tốt hơn.

 

    Ý kiến bạn đọc