![]() |
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ chiều 23/6
|
Tạo hành lang pháp lý ứng phó kịp thời tình huống khẩn cấp
Đánh giá những kết quả và hạn chế, vướng mắc, các đại biểu khẳng định cần thiết ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm tạo hành lang pháp lý, tăng cường tính chủ động trong ứng phó, khắc phục hiệu quả tình huống khẩn cấp xảy ra; góp phần bảo vệ Nhà nước và nhân dân, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
![]() |
Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia phát biểu
|
Các đại biểu đề nghị quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và thủ tục bắt người của đội điều tra đặc biệt; tiêu chí, căn cứ ban bố; phân biệt các tình trạng, cấp độ phòng thủ dân sự. Rà soát kỹ phạm vi áp dụng các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bổ sung các hoạt động cứu trợ, hỗ trợ kịp thời phù hợp với đặc thù, đặc điểm của tình trạng khẩn cấp.
Các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh đề nghị mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, kịp thời ứng phó với các loại hình thảm họa, sự cố. Bổ sung quy định cụ thể về thời điểm hiệu lực, đối tượng, áp dụng các biện pháp khẩn cấp; tuyển chọn nhân lực, đào tạo, lực lượng chuyên trách; huấn luyện diễn tập, chế độ chính sách; cơ chế đặc thù mua sắm tài sản, dự trữ, xây dựng công trình trong tình trạng khẩn cấp.
![]() |
Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu, Chánh án TAND tỉnh phát biểu thảo luận
|
N hân đạo trong chuyển giao người đang chấp hành án
Các đại biểu tán thành cần thiết ban hành Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù nhằm hoàn thiện pháp luật theo hướng nhân đạo, đồng bộ, thống nhất, khả thi; thúc đẩy hợp tác quốc tế; bảo đảm quyền con người của người đang chấp hành án; nâng cao hiệu quả trong hoạt động tư pháp quốc tế.
Các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh đề nghị quy định rõ việc thực hiện trình tự, thủ tục chuyển giao; bổ sung quy định về giá trị pháp lý của các văn bản, tài liệu chuyển qua môi trường điện tử; cần phân định rõ khoản chi ngân sách nhà nước đảm bảo và do tự nguyện đóng góp, hỗ trợ; quy định xử lý các yêu cầu chuyển giao linh hoạt hơn; các trường hợp hợp pháp hóa lãnh sự.
Cho rằng chuyển đổi hình phạt tù là vấn đề lớn, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người đang chấp hành án phạt tù, đề nghị cần nghiên cứu, đánh giá chính sách hình sự trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam với quy định về hình phạt tù của các nước, các hiệp định mà Việt Nam là thành viên, bổ sung các quy định cụ thể hơn về chuyển đổi hình phạt tù.
Hoàn thiện pháp luật dẫn độ, tăng cường hợp tác quốc tế
Thảo luận về Luật Dẫn độ, các đại biểu thống nhất cần thiết ban hành Luật nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm; bảo vệ an ninh trật tự quốc gia, hòa bình và an ninh quốc tế; tạo cơ sở để ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
![]() |
Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Hoàng Trung Dũng điều hành buổi thảo luận tổ
|
Các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh quy định nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ nhằm đảm bảo linh hoạt, rút ngắn thời gian xử lý yêu cầu. Đồng thời, cần đánh giá tác động và cân nhắc kỹ về trường hợp dẫn độ là công dân Việt Nam để bảo đảm quyền chủ quyền và tài phán.
Các đại biểu đề nghị làm rõ thêm phạm vi điều kiện dẫn độ; thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ; thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ; từ chối dẫn độ cho nước ngoài./.
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự và dân sự ( 23/06)
- Kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi thông nguồn lực phát triển ( 21/06)
- Trợ giá hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị ( 19/06)
- Phát triển hệ thống đường sắt hiện đại, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm ( 17/06)
- Xác định rõ cơ chế kiểm soát việc cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ ( 13/06)