Cần có các giải pháp để phát triển toàn diện, nhanh, hiệu quả và bền vững trong 2 năm còn lại của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025
EmailPrintAa
10:14 17/07/2024

Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách đã thẩm tra tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, đầu tư công, chỉ đạo điều hành 06 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 06 tháng cuối năm 2024 và các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết trên lĩnh vực kinh tế và ngân sách; Thay mặt Ban Kinh tế - Ngân sách, đồng chí Nguyễn Thị Thúy Nga, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả thẩm tra như sau:

Về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ, giải pháp 06 tháng cuối năm 2024

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm. Quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phục hồi phát triển kinh tế; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chăm lo an sinh xã hội...

Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban KTNS HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga báo cáo thẩm tra về lĩnh vực kinh tế, ngân sách

Tăng trưởng kinh tế xếp thứ 20 cả nước và thứ 2 Bắc Trung bộ. Ngành công nghiệp đóng vai trò đầu tàu, động lực chính trong tăng trưởng kinh tế. Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động và tăng cao; giá cả, hàng hóa ổn định. Thu ngân sách đạt 9.495 tỷ đồng, thu nội địa đạt 60% dự toán, tăng 8% so với cùng kỳ, thị trường bất động sản tại một số địa phương khởi sắc. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 16% so với cùng kỳ. Chấp thuận chủ trương 16 dự án đầu tư trong nước tổng vốn 1.745 tỷ đồng. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II; Nhà máy Pin Lithium đi vào hoạt động; khởi công dự án KCN Bắc Thạch Hà (VSIP)…

Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với những tồn tại, hạn chế như báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề sau:

Ngành công nghiệp xác định vai trò đầu tàu, là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế song tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng (chỉ tăng 9,33%); Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp chỉ tăng 1,27 %. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ước giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nội địa tăng so với cùng kỳ, song thu thuế, phí giảm 11% so với cùng kỳ; Các khoản thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 577,030 tỷ đồng, giảm 69,03% so với cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển vẫn chiếm tỉ trọng thấp (bằng 48,7% tổng chi). Một số khoản chi đạt thấp so với kế hoạch; Tỷ lệ giải ngân các chính sách chỉ đạt 31,9% so với dự toán.

Hoạt động xuất khẩu 6 tháng năm 2024 giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Kim ngạch xuất khẩu giảm 44,75%, Kim ngạch nhập khẩu giảm 5,16% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ giải ngân 6 tháng đạt 43,5% so với kế hoạch (cùng kỳ đạt 33,6%), tạo áp lực lớn cho khả năng hoàn thành mục tiêu trong của năm 2024. Phần vốn nước ngoài, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương giải ngân đạt thấp, ảnh hướng đến tiến độ giải ngân chung của tỉnh.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng song khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm 16%, cho thấy khu vực doanh nghiệp còn khó khăn; tỷ lệ doanh nghiệp phát sinh thuế đạt thấp và thấp hơn cùng kỳ. Một số dự án đầu tư có sử dụng đất đã được chấp thuận nhưng chậm triển khai hoặc quá trình triển khai gặp vướng mắc, gây lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng môi trường đầu tư.

Việc xác định giá đất cụ thể chậm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề xử lý tài sản, cơ sở vật chất sau sáp nhập đơn vị hành chính chưa quyết liệt, nhất là việc thực hiện bán đấu giá còn chậm.

Về nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm : Ban đề nghị tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận , thụ hưởng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế . Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư có năng lực quan tâm, khảo sát, thực hiện đầu tư. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh đã ban hành.

Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Ứng dụng chuyển đổi số, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.

Khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, khởi công các công trình khởi công mới ; đặc biệt là các dự án đã được giao kế hoạch vốn từ đầu năm. Chậm nhất đến ngày 30/9/2024 phải hoàn thành công tác đấu thầu và khởi công tất cả các công trình, dự án đầu tư công trên địa bàn.

Kịp thời nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh đã được phân cấp để cụ thể hóa quy định của Trung ương. Xúc tiến, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn theo định hướng quy hoạch tỉnh. Rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất, huy động nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển liên kết vùng.

Tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU về xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 06-NQ/TU về tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp.

Tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Quỹ tài chính ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh . Xây dựng lộ trình cơ cấu lại, sáp nhập, ủy thác, dừng hoạt động hoặc giải thể đối với các quỹ hoạt động không hiệu quả, không đúng mục tiêu đề ra hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.

Toàn cảnh kỳ họp

Triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai từ cấp tỉnh đến cấp xã theo mô hình tổ chức tiên tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Về các Tờ trình và dự thảo Nghị quyết các nội dung trên lĩnh vực kinh tế và ngân sách, Ban Kinh tế - Ngân sách đã tổ chức làm việc với cơ quan soạn thảo, có ý kiến góp ý trực tiếp vào dự thảo; cơ quan soạn thảo đã tiếp thu đầy đủ, chỉnh sửa, hoàn thiện và trình Hội đồng nhân dân tỉnh; Vì vậy:

09 t ờ trình và dự thảo Nghị quyết, Ban thống nhất đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua , cụ thể là : (i) Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Tài chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; (ii) Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; (iii) Thống nhất chủ trương điều chỉnh dự án Đường trục chính trung tâm nối Quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, tỉnh Hà Tĩnh; (iv) Bãi bỏ Văn bản số 3840/QĐ-UBND ngày 26/6/2017 của UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà ở cao tầng lô đất CT-01, thuộc dự án Khu nhà ở đô thị trên khu đất 9,1ha tại khu đô thị Bắc thành phố Hà Tĩnh; (v) Bãi bỏ Nghị quyết số 74/2013/NQHĐND ngày 18/12/2013 của HĐND tỉnh về thông qua Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; (vi) Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; (vii) Thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất (bổ sung) năm 2024 ; (viii) Cho ý kiến về số lượng xe ô tô bán tải, xe ô tô từ 12-16 chỗ ngồi phục vụ công tác chung cho các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm, phòng chống cháy rừng, phòng chống dịch bệnh trong nông nghiệp, tuần tra biên giới, phục vụ người có công, bảo trợ xã hội, phân giới cắm mốc, điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản, quan trắc phân tích mẫu môi trường thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hà Tĩnh; (ix) Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ.

Đối với 05 Tờ trình, dự thảo Nghị quyết còn lại, Ban đề nghị quan tâm một số nội dung sau:

Về tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024: Về khả năng cân đối nguồn vốn: Sau khi loại trừ nguồn vốn hiện có (Nguồn TTTKC giai đoạn 2021-2023 là 4.249 tỷ đồng); nguồn TTTKC 2024, 2025 phải có 2.708 tỷ đồng mới đảm bảo khả năng cân đối vốn cho cả giai đoạn 2021-2025. Trong khi đó nguồn TTTKC năm 2025 thì phải sang năm 2026 mới xác định và cân đối được, do đó cần có chủ động phương án vốn trong năm 2025 để thực hiện.

Phương án các dự án khởi công mới tại Nghị quyết 122/NQ-HĐND và Nguồn TTTKC năm 2023, nhu cầu vốn chuyển tiếp sau năm 2025 là 1.069 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Đầu tư công, năm 2024 là thời điểm lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, đề nghị ỦBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan đưa các dự án này chuyển tiếp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau. Cùng với đó, khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cần xác định rõ phần vốn TTTKC và các nguồn vốn khác trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Đối với nguồn vốn TTTKC năm 2021, 2022 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí tại Nghị quyết năm 2023 nhưng đến nay sử dụng chưa hết, dự kiến năm 2024 sử dụng cũng chưa hết cần được quản lý, thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật đầu tư công trong việc chuyển nguồn.

Về t ờ trình và d ự thảo Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công: Đối với phần vốn thực hiện sau năm 2025 đề nghị xác định rõ từ các nguồn: Nguồn xây dựng cơ bản tập trung hoặc tiền sử dụng đất, để có thể đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 (vì ngay đầu kỳ chưa thể có nguồn tăng thu, tiết kiệm chi).

Đối với các dự án có phần ngân sách cấp huyện đảm bảo cần có Nghị quyết thống nhất bố sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Ngoài ra, các dự án cụ thể đề nghị quan tâm:

- Dự án Nâng cấp đường huyện ĐH.63 (Sơn Bình - Kim Hoa), huyện Hương Sơn: Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 24/11/2014. Để đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư công năm 2019, đề nghị UBND tỉnh chấm dứt hiệu lực Quyết định 3613/QĐ-UBND ngày 24/11/2014.

- Dự án Nâng cấp tuyến đường trục xã TX.01 đoạn từ Quốc lộ 15B đến thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà: Cần xem xét đánh giá sự phù hợp với Quy hoạch mỏ sắt Thạch Khê. Dự án này đi qua khu đông dân cư nhưng trong quy mô đầu tư chưa bố trí hệ thống thoát nước dọc; cùng với đó khái toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 6 tỷ đồng cần được tính toán kỹ, tránh phát sinh tăng kinh phí làm vượt tổng mức đầu tư, phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Về Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết về phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025: Về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025, cần có dự kiến phương án chi tiết đối với Phần vốn xây dựng cơ bản tập trung năm 2025 bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện; Vốn chi đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với Quảng trường biển Cửa Sót Lộc Hà dự kiến bố trí 50.400 triệu đồng trong năm 2025; đề nghị kiểm tra, rà soát bố trí đảm bảo với tiến độ giải ngân.

Về Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2045 (tỷ lệ 1/10.000): Về mục tiêu quy hoạch, hiện trạng và theo quy hoạch tỉnh, năm 2019 thành phố Hà Tĩnh đã đạt đô thị loại II, quy hoạch đến năm 2025 giữ vững đô thị loại II; vì vậy mục tiêu “đến năm 2030, phấn đấu xây dựng đô thị Hà Tĩnh hoàn thành tiêu chí đô thị loại II (trong đó sáp nhập một số xã của các huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên vào thành phố Hà Tĩnh)” tại dự thảo Nghị quyết cần được chỉnh sửa phù hợp. Đối với mục tiêu đến năm 2045 phấn đấu trở thành đô thị loại I, cần soát xét đảm bảo phù hợp với Đề án phân loại đô thị thành phố Hà Tĩnh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại II. Về nội dung Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị, ngoài xác định tính chất, cần xác định thêm vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị, yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.

Về Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh , Ban đề nghị:

- Tại khoản 3 Điều 1 Dự thảo Nghị quyết:

Cụm từ “Mức hỗ trợ công tác tuyên truyền, tập huấn; hỗ trợ các hoạt động phục vụ công tác chuyển đổi ruộng đất (phá bỏ bờ thửa, di dời mồ mả, san phẳng mặt ruộng, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng)” đề nghị viết gọn thành “Mức hỗ trợ chuyển đổi ruộng đất (dồn điền, đổi thửa)” .

Có 03 địa phương địa hình khó khăn trong dồn điền, đổi thửa (Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn) được ưu tiên hỗ trợ theo hệ số 1,2 lần; Ban Kinh tế - Ngân sách cho rằng cần rà soát ưu tiên hỗ trợ theo các xã có địa hình khó khăn trên toàn tỉnh trong dồn điền, đổi thửa để đảm bảo công bằng.

Theo dự thảo mức hỗ trợ tối đa 1,15 tỷ đồng/xã, với mức hỗ trợ 6,5 triệu thì quy mô diện tích mới chỉ đáp ứng 177ha, như vậy mức “Quy mô từ trên 250 ha đến 500 ha hỗ trợ 7 triệu đồng/ha; Quy mô từ trên 500 ha hỗ trợ 7,5 triệu đồng/ha” chưa khuyến khích được Ủy ban nhân dân xã vào cuộc thực hiện quy mô này, đề nghị xem xét khống chế mức hỗ trợ tối đa theo quy mô diện tích.

Đối với phần ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ đảm bảo đúng 70%; phần ngân sách cấp huyện đề nghị xem xét, quy định mức tối thiểu 30%, để các huyện có điều kiện cân đối ngân sách có thể hỗ trợ thêm.

Đối với điều kiện hỗ trợ cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tập trung ruộng đất mới chỉ theo hình thức thuê quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, chưa xét đến các loại hình liên kết sản xuất.

- Đối với quy trình hỗ trợ: Xem xét bỏ nội dung hồ sơ tuyên truyền, tập huấn vì nội dung này hỗ trợ theo sản phẩm đầu ra (sau khi có kết quả thực hiện phương án dồn điền đổi thửa). Đồng thời, đề nghị thể hiện rõ phần ngân sách tỉnh chuyển về cho cấp huyện theo kế hoạch triển khai từ đầu năm.

Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tập trung ruộng đất theo hình thức thuê quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: Đề nghị xem xét điều chỉnh thời gian nộp thời hạn xử lý hồ sơ cấp xã (15 ngày làm việc), cấp huyện (10 ngày làm việc) để đảm bảo phù hợp thực tế…

BBT

    Ý kiến bạn đọc