Có những đại biểu đã để lại ấn tượng rất tốt trong lòng cử tri và công chúng. Sự gần gũi, cởi mở đã xóa đi khoảng cách đại biểu – cử tri. Điều này đã thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình tham vấn những chính sách cũng như tạo được kênh thông tin bổ ích cho quá trình hoạt động của đại biểu. Một trong những kỹ năng làm nên thành công này chính là kỹ năng đối thoại của đại biểu.

"> Có những đại biểu đã để lại ấn tượng rất tốt trong lòng cử tri và công chúng. Sự gần gũi, cởi mở đã xóa đi khoảng cách đại biểu – cử tri. Điều này đã thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình tham vấn những chính sách cũng như tạo được kênh thông tin bổ ích cho quá trình hoạt động của đại biểu. Một trong những kỹ năng làm nên thành công này chính là kỹ năng đối thoại của đại biểu.

" /> Đối thoại – chìa khóa thành công của đại biểu dân cử Có những đại biểu đã để lại ấn tượng rất tốt trong lòng cử tri và công chúng. Sự gần gũi, cởi mở đã xóa đi khoảng cách đại biểu – cử tri. Điều này đã thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình tham vấn những chính sách cũng như tạo được kênh thông tin bổ ích cho quá trình hoạt động của đại biểu. Một trong những kỹ năng làm nên thành công này chính là kỹ năng đối thoại của đại biểu.

"> Có những đại biểu đã để lại ấn tượng rất tốt trong lòng cử tri và công chúng. Sự gần gũi, cởi mở đã xóa đi khoảng cách đại biểu – cử tri. Điều này đã thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình tham vấn những chính sách cũng như tạo được kênh thông tin bổ ích cho quá trình hoạt động của đại biểu. Một trong những kỹ năng làm nên thành công này chính là kỹ năng đối thoại của đại biểu.

" />
Đối thoại – chìa khóa thành công của đại biểu dân cử
EmailPrintAa
15:24 25/04/2012

Có những đại biểu đã để lại ấn tượng rất tốt trong lòng cử tri và công chúng. Sự gần gũi, cởi mở đã xóa đi khoảng cách đại biểu – cử tri. Điều này đã thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình tham vấn những chính sách cũng như tạo được kênh thông tin bổ ích cho quá trình hoạt động của đại biểu. Một trong những kỹ năng làm nên thành công này chính là kỹ năng đối thoại của đại biểu.

 

Vì sao phải có đối thoại?

Đối thoại là nói chuyện qua lại trực tiếp giữa hai hoặc nhiều người, mục đích cuối cùng  là để hiểu nhau hơn hoặc làm rõ một vấn đề nào đó. Đối thoại vì thế mà có những đòi hỏi cần thiết đó là người tham gia đối thoại phải cùng ngôn ngữ; các bên tham gia đối thoại phải có thiện chí. Nếu một trong các bên không có thiện chí mà bên kia vẫn kêu gọi đối thoại thì vô hình trung cuộc đối thoại trở thành sự tuân phục. Và không thể gọi đó là cuộc đối thoại thành công. Đối thoại là điều rất cần thiết trong cuộc sống nói chung, với đại biểu dân cử nói riêng. Nhưng điều quan tâm ở đây chính là đối thoại với ai, đối thoại trong điều kiện nào? Và làm gì để đối thoại thành công?
 
Đại biểu dân cử là người đại diện cho cử tri, nhân dân. Do đó, cần phải biết lắng nghe tiếng dân, chắt lọc, lắng đọng ý kiến của nhân dân. Muốn lắng nghe được những tâm tư, nguyện vọng đó đòi hỏi người đại biểu dân cử phải có kỹ năng đối thoại với cử tri, nhân dân. Khi người đại biểu làm tốt kỹ năng này thì sẽ khuyến khích người dân bày tỏ suy nghĩ, ý kiến tâm tư, nguyện vọng của mình để từ đó lộ diện các vấn đề đại biểu và cơ quan dân cử cần phát hiện, thảo luận, quyết định. Đại biểu biết đối thoại tốt thì sẽ nắm bắt sâu sắc tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Và khi cử tri, nhân dân tin tưởng đại biểu bao nhiêu thì có thể chia sẻ những thông tin, tâm tư nguyện vọng một cách chân thành bấy nhiêu. Từ những chia sẻ, tâm tư đó, đại biểu rút ra được những vấn đề mang tính thời sự nhất, cần thiết nhất đang đặt ra cho đất nước cần phải giải quyết, rất cần cho đại biểu, cơ quan dân cử thực hiện chức năng giám sát và quyết định. Đây được coi là kênh có thể mang lại nguồn thông tin bổ ích để khi đại biểu đặt vấn đề, thảo luận vấn đề tại diễn đàn của cơ quan dân cử đúng yêu cầu thực tiễn xã hội đang đặt ra, đúng với ý chí, nguyện vọng của cử tri. Nhờ đó, các cuộc thảo luận, chất vấn tại nghị trường chất lượng hơn, hiệu quả hơn, thu hút cử tri và nhân dân quan tâm.

Về phía cử tri, nhân dân, không gì hạnh phúc hơn là những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình được đại biểu chắt lọc đưa ra và được trả lời, giải trình kịp thời tại diễn đàn của cơ quan dân cử, của các cơ quan có liên quan đến vấn đề người dân thấy bức xúc cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, kỹ năng đối thoại giúp cho đại biểu thực hiện nghĩa vụ của mình là báo cáo về hoạt động, các kết quả đạt được qua hoạt động của đại biểu. Đối thoại với cử tri thực sự là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của một nền dân chủ, của Nhà nước của dân, do dân và vì dân luôn hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân. Việc ủy quyền cho người đại diện bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm báo cáo trước cử tri. Kỹ năng đối thoại giúp đại biểu giải trình về việc tại sao QH, hay HĐND lại quyết định như vậy, làm rõ mối quan hệ giữa các quyết định của cơ quan dân cử với lợi ích của cử tri. Có ĐBQH cho rằng, suy cho cùng, một quyết định lý giải được là một quyết định có trách nhiệm. Vì vậy, sự đối thoại đó rất cần thiết để cử tri giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử. 
 
Đối thoại như thế nào?

Có rất nhiều cách để đối thoại, do đó, đại biểu có nhiều sự lựa chọn phương thức sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối thoại không chỉ diễn ra trực tiếp khi gặp gỡ nhau, mà còn thể hiện qua những hoạt động của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử như tham vấn công chúng trong lập pháp, gặp gỡ người dân, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia trong giám sát, các hội nghị tiếp xúc cử tri. Trong khi trực tiếp thực hiện vai trò đại diện, trong thời gian gần đây, ngoài các hình thức truyền thống, cơ quan dân cử và đại biểu dân cử đã có những nỗ lực cải tiến các kênh đối thoại qua đó giữ được mối liên hệ huyết mạch với cử tri. Có thể kể đến các hình thức TXCT trước và sau kỳ họp, tiếp nhận đơn thư, tiếp dân theo định kỳ, TXCT theo chuyên đề, TXCT theo nhóm đối tượng, khảo sát thực địa thị sát, qua các phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ cử tri qua trang Web, email, blog, điện thoại, thí điểm điều trần... Bên cạnh đó, đại biểu có thể đối thoại với cử tri qua những phương tiện gián tiếp. Trong thời đại ngày nay internet là một kênh hữu dụng để đại biểu duy trì đối thoại, giữ được mối liên hệ với cử tri. Thực tế, đã có ĐBQH trò chuyện với nhân dân qua blog, thông qua đó, đại biểu có thể rút ra những kết luận, tầm nhìn khác khi bấm nút quyết định một vấn đề nào đó của cử tri. Đây có thể là kênh thông tin đa chiều nhất, yêu cầu đại biểu biết lắng nghe, chắt lọc và thể hiện được nguyện vọng chính đáng của cử tri ở nghị trường để có quyết sách sát hợp.

Điều mà các đại biểu phải xác định là cần phải chủ động đối thoại. Trong hoạt động liên hệ tiếp xúc cử tri thì đối thoại phải được thể hiện một cách thường xuyên, chứ không chỉ dừng lại ở trước và sau kỳ họp. Sự chủ động đối thoại còn thể hiện lồng vào toàn bộ chu trình ban hành chính sách, từ bước phát hiện vấn đề, đề xuất chính sách cho đến bước cuối cùng là giám sát việc thực hiện, điều chỉnh chính sách, chủ động phản ứng trước các vấn đề chính sách đang đặt ra. 

Thực tế cho thấy, sự chủ động của đại biểu sẽ làm cho vai trò của cá nhân đại biểu thể hiện rõ hơn ở tập thể cơ quan dân cử và ngay cả trong những hình thức mà tập thể chủ trì, cá nhân đại biểu vẫn có thể và phải đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu đặt ra là cải tiến hoạt động giữ liên hệ cử tri của cả tập thể cơ quan dân cử nhưng mối ưu tiên phải là thúc đẩy sự tham gia tích cực, hiệu quả của cá nhân đại biểu. 

Để cuộc đối thoại diễn ra thành công  các chuyên gia cho rằng : trước hết cần sự phản hồi. Đây là cuộc đối thoại hai chiều, dòng chảy thông tin diễn ra hai chiều. Cơ quan dân cử, đại biểu dân cử không thể trả lời hết các câu hỏi cùng một lúc . Bởi lẽ, chính quyền cần lắng nghe, chắt lọc, nhưng cũng là nơi quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, cần phải giải thích rõ "tại sao có, tại sao không" về vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm. Đó mới là sự phản hồi đầy đủ. Thứ hai, cần đặt mình vào vị thế của người dân. Chỉ khi đặt vào vị trí của người dân, đại biểu sẽ tìm cách thích ứng với nhu cầu và đòi hỏi của người dân. Cần thể hiện cho người dân thấy rằng, những vấn đề mà người dân nêu ra thực sự cần thiết cho việc ra quyết sách. Điều này, sẽ gây hứng thú cho người dân khi tham gia đối thoại. Thứ ba, sẵn sàng đón nhận phê bình. Bởi lẽ, phê bình và tranh luận là một phần quá trình tìm giải pháp đúng. Thứ tư, đại biểu phải giữ lấy lời, đại biểu phải hiện thực hóa lời hứa với cử tri và nhân dân bằng trách nhiệm hành động. Những việc làm trên thực tế sau khi cuộc đối thoại diễn ra mới là yếu tố dẫn đến sự thành công của tương tác.

Sự chân thành, cởi mở, cầu thị là yếu tố làm nên thành công của đối thoại. Biết trang bị tốt cho mình kỹ năng đối thoại tức là đại biểu đã biết cách xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng cử tri về hình ảnh của người đại biểu dân cử. 


    Ý kiến bạn đọc