Đối thoại trực tiếp với dân một hướng đi mới trong tiếp xúc cử tri
EmailPrintAa
07:52 18/11/2011

Thông thường tại các buổi TXCT, các đại biểu dân cử thực hiện theo phương châm nghe dân nói và nói cho dân nghe, nhưng thời gian qua nhiều nơi đã đổi mới việc TXCT: vừa nghe dân nói, vừa nói cho dân nghe và vừa đối thoại trực tiếp với dân. Việc đối thoại trực tiếp được thực hiện theo 2 cách: các đại biểu dân cử và đại diện chính quyền hay các cơ quan liên quan đối thoại trực tiếp với dân.

Thứ nhất, các đại biểu đối thoại trực tiếp với dân. Trường hợp này xảy ra khi các đại biểu đã nghe dân nói, khi nói cho dân nghe phải trao đổi lại những vấn đề liên quan hoặc giải thích lại những vấn đề cử tri vừa nêu hay còn thắc mắc, chất vấn do chưa rõ. Sau đó cần phải hỏi lại cử tri đã nhất trí hay chưa, và những vấn đề gì cử tri đã nhất trí rồi, không có ý kiến gì thêm thì thư ký không tổng hợp để trả lời tại kỳ họp nữa. Còn những vấn đề thấy phức tạp mà đại biểu không trả lời được thì tổng hợp báo cáo lên trên. Trong trường hợp này những vấn đề đại biểu đã nắm chắc thì trả lời, khi trả lời rồi mà cử tri vẫn chưa rõ, chưa nhất trí còn hỏi thêm thì đại biểu phải chuẩn bị để trả lời tiếp hay trực tiếp dùng lý lẽ của mình để đối thoại với dân, thuyết phục dân cho đến khi họ thông suốt. Trong thực tế thì việc đại biểu dân cử đối thoại trực tiếp với dân ít khi diễn ra, nhất là các đại biểu cấp xã, bởi không phải đại biểu nào cũng am hiểu, nắm chắc tình hình ở cấp mình tiếp xúc hay nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy, TXCT ở nơi nào có các đại biểu dân cử là đại diện lãnh đạo chính quyền, hay đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành chức năng liên quan thì việc đối thoại với dân diễn ra nhiều hơn, sôi nổi hơn và hiệu quả hơn. Nhiều ý kiến được trả lời trực tiếp tại buổi TXCT mà không phải tổng hợp báo cáo lên trên.

 

Thứ hai, sau khi nghe dân nói, có những vấn đề liên quan đến địa phương mà chỉ có đại diện lãnh đạo chính quyền sở tại hay các cơ quan, ban ngành liên quan mới trả lời được thì chủ tọa hội nghị hay tổ trưởng tổ đại biểu yêu cầu đại diện chính quyền địa phương hay đại diện các cơ quan, ban ngành liên quan trả lời và trực tiếp đối thoại với dân cho đến khi cử tri đã thống nhất. Trường hợp cử tri vẫn chưa nhất trí, đại diện chính quyền địa phương hay đại diện các cơ quan liên quan trả lời không rõ ràng, thiếu tính thuyết phục thì chủ tọa phải cho dừng đối thoại, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền, yêu cầu trả lời bằng văn bản. 

 

Thông thường khi TXCT chủ trì hội nghị thường yêu cầu cử tri nên nêu những việc liên quan đến cấp TXCT. Ví dụ, khi ĐBQH tiếp xúc cử tri thì chỉ nêu những vấn đề liên quan đến Trung ương; tương tự khi đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri thì nêu những vấn đề liên quan đến cấp đại biểu tiếp xúc. Nhưng thực tế khi cử tri đã đến với đại biểu dân cử thì dù là cấp nào họ đều có quyền và mong muốn bộc bạch mọi suy nghĩ, trăn trở, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân, của địa phương như: những bất cập trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, các chế độ, chính sách… Bởi vậy tại các buổi TXCT, rất cần những đại diện của chính quyền các cấp vừa để nghe, giải trình trực tiếp với dân; vừa trả lời, trực tiếp đối thoại với dân để làm rõ một số vấn đề người dân quan tâm.

 

Có nhiều cuộc đối thoại giữa đại diện chính quyền với dân tại các buổi TXCT rất hiệu quả vì những băn khoăn, thắc mắc của người dân đã được giải quyết ngay tại chỗ. Có trường hợp khi đại biểu HĐND huyện TXCT, có cử tri khiếu nại về một vấn đề liên quan đến việc đền bù giải tỏa đất đai, sau đó Chủ tịch UBND xã phải giải trình, đối thoại trực tiếp với cử tri. Theo vị lãnh đạo này thì việc giải quyết của UBND xã hoàn toàn đúng đắn, nhưng qua đối thoại trực tiếp cử tri vẫn chưa nhất trí. Vì việc giải quyết vấn đề có liên quan đến bản đồ quy hoạch khu dân cư, liên quan đến cán bộ các ngành hữu quan nên đại diện UBND xã đã phải hẹn ngày giờ, mời cử tri đến trụ sở để làm rõ. Cách giải quyết như vậy, cử tri thấy chính quyền đã có trách nhiệm và họ yên tâm vấn đề đặt ra sẽ được giải quyết thấu đáo trong lần gặp gỡ với chính quyền sắp tới. Ngoài ra, cũng có những việc liên quan đến chính quyền cấp xã như khiếu nại về tranh chấp đất đai, nhưng lãnh đạo xã chưa nắm chắc vấn đề, thì tổ trưởng tổ đại biểu phải yêu cầu UBND xã xem xét, giải quyết trực tiếp và hẹn thời gian báo cáo kết quả về huyện.

 

Kinh nghiệm cho thấy, các đại biểu dân cử hay đại diện chính quyền trực tiếp đối thoại với cử tri phải có thái độ hết sức cầu thị và mềm dẻo để xem xét kỹ những vấn đề liên quan khi đối thoại với dân, việc gì chưa nắm chắc, chưa hiểu rõ phải tiếp thu trả lời sau. Những vấn đề qua đối thoại cử tri đồng tình nhất trí thì thư ký không tổng hợp nữa. Mặt khác để tăng cường đối thoại với dân thì tại các buổi TXCT nhất thiết phải có đại diện lãnh đạo chính quyền và các cơ quan liên quan. Ví dụ TXCT với ĐBQH hay đại biểu HĐND tỉnh ở địa phương nào thì phải có đại diện lãnh đạo UBND huyện và UBND các xã thuộc địa bàn các xã trong điểm TXCT tham gia. Riêng đại biểu HĐND huyện TXCT ở xã nào thì phải có đại diện lãnh đạo UBND xã đó và đại diện các ngành liên quan như địa chính, công an, quân sự, VH - XH... tham gia.

 

Trong TXCT cần tăng cường đối thoại với dân, kể cả đại biểu dân cử và đại diện chính quyền địa phương hay các cơ quan, ban ngành chức năng. Nếu cấp nào cũng làm được như vậy tin chắc hiệu quả TXCT sẽ cao hơn, người dân càng tin tưởng vào c


    Ý kiến bạn đọc