Triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
EmailPrintAa
14:52 15/12/2022

Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế ngân sách đã thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công, thu chi ngân sách, đầu tư phát triển năm 2022, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2022 và các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về một số quy định, chính sách lĩnh vực kinh tế và ngân sách trình Kỳ họp thứ 11. Thay mặt Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Thúy Nga - Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả thẩm tra như sau:

Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 , Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước có không ít khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Trung ương, của Tỉnh ủy; sự đồng hành chủ động, tích cực, linh hoạt và giám sát chặt chẽ, hiệu quả của Hội đồng nhân dân; công tác chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt, bài bản của Ủy ban nhân dân tỉnh; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà, nên tình hình kinh tế xã hội năm 2022 nhìn chung giữ được xu hướng phục hồi và phát triển.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga trình bày báo cáo thẩm tra về lĩnh vực kinh tế, ngân sách.

Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh có 19/26 chỉ tiêu tại nghị quyết của HĐND tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất nông nghiệp ổn định, các mô hình dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển mạnh, cho hiệu quả rõ nét, chuỗi liên kết, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn đã có mô hình, sản phẩm cụ thể; duy trì và thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, mỗi xã một sản phẩm theo kế hoạch. Thu ngân sách vượt dự toán, cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ chi được giao; Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng cao so với năm 2021; Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; Hoạt động tín dụng đạt mức tăng trưởng tốt; là tỉnh thứ hai trên toàn quốc được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Kinh tế ngân sách thống nhất với những hạn chế theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và nhấn mạnh thêm một số vấn đề cụ thể như sau:

Dự kiến 6/26 chỉ tiêu chủ yếu về chỉ số tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển chậm, ước thực hiện đạt trên 8.515 tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ năm 2021. Việc thu hút đầu tư năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đều thấp hơn nhiều so với cùng kỳ (tương ứng là 33% và 11%) . Kinh tế từng bước phục hồi song cộng đồng doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, công nghiệp hỗ trợ, mức độ liên kết doanh nghiệp nội ngành, liên ngành và liên kết giữa doanh nghiệp còn hạn chế . Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngay 16/12/2020, nhưng ngân sách nhà nước dành cho chương trình còn thấp, trong khi những tiêu chí còn lại là những tiêu chí khó. Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng còn hạn chế; nhân lực về công nghệ số chưa đáp ứng yêu cầu; doanh nghiệp công nghệ số chưa phát triển…

Về kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 , Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản thống nhất với những dự báo báo thuận lợi, khó khăn, mục tiêu và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023 như báo cáo của UBND tỉnh. Ban đề nghị quan tâm thêm một số nhiệm vụ, giải pháp sau: Đẩy nhanh thực hiện 5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược; tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 01-NQ/ĐH của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 19; Nghị quyết số 249/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025... Đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, an sinh xã hội và đời sống Nhân dân. Công bố, công khai Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt . Triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách có liên quan để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động số 16 của Tỉnh ủy. Triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Đề án chuyển đổi số của UBND tỉnh để phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn…

Về thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 ; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023: Ban cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, nguyên tắc đầu tư công năm 2023 và tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 đã được Trung ương giao là 5.983,324 tỷ đồng và đề nghị: Rà soát các dự án đầu tư công dự kiến sử dụng từ các nguồn khác để bố trí trong kế hoạch đầu tư phát triển năm 2023 đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật; Đối với các dự án dự kiến được phép chuyển nguồn thực hiện từ năm 2022 sang năm 2023, giao các cơ quan chuyên môn rà soát, tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong Quý I năm 2023; Các dự án bố trí vốn trong năm 2022 đạt thấp nhưng vẫn tiếp tục bố trí kế hoạch vốn năm 2023, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận, quyết định. Đối với danh mục các dự án bố trí từ tiền sử dụng đất, chủ yếu là các dự án quan trọng, cấp bách của địa phương; đề nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo để kết quả giải ngân năm 2023 đạt kết quả cao nhất.

Riêng đối với danh mục dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đề nghị bố trí đủ vốn ngân sách tỉnh cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15

Về thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 20 22 ; D toán ngân sách Nhà nước năm 20 23: Ban cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu tổng hợp về dự toán NSNN năm 2023 và đề nghị UBND tỉnh quan tâm một số nội dung sau: Một số khoản chi chưa được giao chi tiết từ đầu năm, nhất là kinh phí thực hiện các Đề án, chính sách của tỉnh; đề nghị sớm phân bổ cho các địa phương, đơn vị để đảm bảo tiến độ giải ngân trong năm 2023; một số khoản chi các năm trước giải ngân đạt thấp nhưng dự toán năm 2023 vẫn bố trí ở mức tương ứng đề nghị có giải pháp phù hợp.

Đối với chi hỗ trợ các nhiệm vụ khối huyện xã; chi bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản công; mua sắm và các nhiệm vụ đột xuất khác..., và một số khoản chi chưa phân bổ chi tiết, đề nghị sớm phân bổ để kịp thời triển khai thực hiện.

Đối với nhiệm vụ chi từ thu chuyển nguồn năm trước; việc trích lập, sử dụng quỹ tài chính đề nghị thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Đối với dự phòng ngân sách , đề nghị bố trí đảm bảo theo tỷ lệ quy định để chủ động ứng phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

Ngoài ra, Ban Kinh tế - Ngân sách kiến nghị:

Hội đồng nhân dân tỉnh: Từ năm 2023, quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm sau đảm bảo trước ngày 10 tháng 12 năm hiện hành. Sớm quy định các nội dung thuộc thẩm quyền phù hợp với tình hình của địa phương và quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu, hoàn thiện các nội dung theo kết quả thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách đã nêu trên; giao cơ quan chuyên môn hoàn thiện nội dung, hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết đảm bảo đúng quy định tại Điều 14 Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước. Hàng năm, thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Định kỳ báo cáo báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất về việc sử dụng dự phòng ngân sách; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do tỉnh quản lý.

Về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 20 21: Qua kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước cho thấy công tác quản lý tài chính, tài sản công, từ khâu dự toán, điều hành ngân sách, tổng hợp quyết toán thu, chi ngân sách cơ bản theo quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan; tuy vậy, Kiểm toán Nhà nước vẫn chỉ ra những tồn tại hạn chế. Về số liệu quyết toán NSĐP năm 2021 đã được kiểm toán nhà nước xác nhận, Ban KTNS thống nhất và đề nghị HĐND thảo luận, quyết định, phê chuẩn.

Về các t trình và dự thảo Nghị quyết trên lĩnh vực kinh tế và ngân sách, Ban cơ bản thống nhất với các nội dung của Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết và có một số ý kiến cụ thể như sau:

Về Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất năm 20 23 , Ban đề nghị đánh giá cụ thể kết quả thực hiện danh mục thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, trong đó làm rõ nguyên nhân kết quả thực hiện đạt thấp 18,91%. Rà soát, đưa ra khỏi danh mục đối với những công trình, dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nhưng sau 03 năm chưa thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai 2013. Các dự án đất thương mại, dịch vụ không thuộc đối tượng thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, đề nghị rà soát kỹ và đưa ra khỏi Danh mục. Đối với nhóm công trình, dự án Quy hoạch Tổ hợp thương mại - dịch vụ - đô thị; Khu phức hợp thể thao, nhà ở; Khu dân cư và thương mại, dịch vụ; Đất ở kết hợp thương mại, dịch vụ… cần làm rõ thẩm quyền thu hồi đất của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2015. Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sớm phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để địa phương kịp thời triển khai thực hiện

Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết về cơ chế huy động, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025, Ban đề nghị xem xét bỏ nội dung “Điều 9 về huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” tại Điều 4, theo điểm c khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ quyết định “ chế huy động các nguồn lực khác quy định tại Điều 11, Điều 12 ”, nội dung này không thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Về Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2023-2025 , Ban đề nghị xem xét, cân đối nguồn lực để bổ sung, ban hành đồng bộ chính sách về bảo vệ môi trường, bao gồm: Chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; Chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; Chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình, tại các khu dân cư không tập trung, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2022.

Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết quyết định, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025:

Đối với việc quyết định chủ trương đầu tư 06 dự án: Ban nhận thấy các dự án cơ bản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đã được các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, thẩm định cho ý kiến và cơ quan lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tiếp thu hoàn thiện. Đây là các dự án khởi công mới, đề xuất sử dụng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cấp tỉnh và nguồn vốn ngân sách huyện (trừ dự án Mở rộng nghĩa trang xã Kỳ Lợi tại phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất). Tuy vậy, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi phụ thuộc vào quá trình điều hành ngân sách hàng năm, có tính chất không ổn định, ngoại trừ nguồn của năm 2021 đã được rà soát, báo cáo phương án sử dụng. Bên cạnh đó, còn nhiều nhiệm vụ chi cần được cân đối từ nguồn ngân tăng thu, tiết kiệm chi, 07 dự án sử dụng nguồn tiết kiệm chi đã được Thường trưc Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất Vì vậy, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách năm 2021 trước hết phải ưu tiên giải quyết hết những dự án còn dang dở. Do vậy, việc quyết định chủ trương đầu tư đối với 06 dự án cần được xem xét căn cơ, kỹ lưỡng. Nếu xác định đây là các dự án cấp thiết cần đầu tư, phải xác định rõ nguồn vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021, nguồn ngân sách cấp huyện (nếu có) và phần còn lại phải cân đối, bố trí vốn trong dự toán ngân sách hàng năm; Đồng thời quan tâm một số nội dung cụ thể sau: (1). Dự án Trụ sở làm việc Công an các xã biên giới đất liền tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang. Đề nghị hoàn thiện các thủ tục liên quan về quy hoạch. (2). Dự án Xử lý khắc phục hư hỏng Kè biển Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên: Nguồn đối ứng của NSH đã có ý kiến thống nhất của TT HĐND huyện. Đây là dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp, vì vậy các giải pháp thiết kế cụ thể sẽ được xác định khi được khảo sát, đánh giá địa hình địa chất, đánh giá tính toán đầy đủ của đơn vị tư vấn. (3). Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thiếp, thị xã Hồng Lĩnh (giai đoạn 1); Để đảm bảo nguồn lực đầu tư vẫn còn đoạn tuyến chưa đầu tư đủ quy mô theo quy hoạch được duyệt (khoảng 1,15 km) đề nghị có phương án giải phóng mặt bằng, thiết kế đảm bảo cho tầm nhìn tương lại. (4). Dự án xây dựng hệ thống điện trang trí cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam, tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh (phía tỉnh Hà Tĩnh) và đèn chiếu sáng đường đầu cầu phía huyện Nghi Xuân; Rà soát quy mô đầu tư, lựa chọn phương án thiết kế phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, sử dụng; phối hợp chặt chẽ để thống nhất với chủ đầu tư dự án (phía tỉnh Nghệ An) trong lựa chọn phương án thiết kế, loại thiết bị chiếu sáng trang trí đồng bộ giữa hai tỉnh. (5). Dự án Mở rộng khuôn viên Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh: Để thuận lợi cho công tác GPMB, việc lập, đề xuất chủ trương đầu tư là cần thiết. (6). Dự án Mở rộng nghĩa trang xã Kỳ Lợi tại phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh. Để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng 03 thôn còn lại của xã Kỳ Lợi gồm thôn Hải Phong 1, Hải Phong 2 và Hải Thanh là cần thiết để phục vụ các dự án trọng điểm của tỉnh, trước mắt là dự án nhà máy Nhiệt điện 2 Vũng Áng và khu vực có nguy cơ sạt lở cao dọc bờ biển thôn Hải Phong.

Đối với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: (1). Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp hồ sinh thái khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Giai đoạn 2), được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 219/NQ-HĐND ngày 10/7/2020; với tổng mức đầu tư: 30,0 tỷ đồng; chủ yếu bổ sung kinh phí giải phóng mặt bằng, làm tăng 47,4% tổng mức đầu tư. (2). Thống nhất Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh sử dụng vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc. (3). Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Quảng trường biển Cửa Sót, huyện Lộc Hà. với tổng mức đầu tư 56.000 triệu đồng và đã được bố trí 50.400 triệu đồng trong kế hoạch đầu tư vốn ngân sách xây dựng cơ bản tập trung cấp tỉnh quản lý giai đoạn 2021 - 2025. Nay đề xuất điều chỉnh nội dung, quy mô làm tăng tổng mức đầu tư 23.760 triệu đồng (tăng 42,4%).

Về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025: Trường hợp các dự án nêu trên được Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất quyết định, điều chỉnh chủ trương đầu tư thì việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là cần thiết để đảm bảo công tác triển khai thực hiện. Đồng thời, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát bổ sung danh mục các dự án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi đã được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất từ trước đến nay chưa bố trí đủ vốn để bổ sung vào kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.

Đối với 05 Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết: Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 47/2021/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh;  Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang thực hiện Dự án Đường trục chính trung tâm nối Quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, tỉnh Hà Tĩnh; Một số chính sách phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; Một số chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất nội dung dự thảo Nghị quyết.

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc