Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ Nhất, HĐND tỉnh khóa XVIII
EmailPrintAa
15:30 09/08/2021

Câu hỏi 5: Đề nghị ngành giáo dục tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tăng cường các phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhất là học sinh lứa tuổi vị thành niên, nhằm hạn chế lối sống buông thả, thờ ơ, vô cảm, vi phạm tệ nạn xã hội.

Trả lời:

5.1. Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ngành đã hướng dẫn các trường học thực hiện tốt mục tiêu kép: Vừa đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh vừa tổ chức tốt các hoạt động dạy học, giáo dục với phương châm “học sinh tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học”.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục: Phối hợp tốt với ngành y tế, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; rà soát, lắp đặt tối thiểu 20 điểm rửa tay bằng xà phòng đủ cho giáo viên, học sinh sử dụng thường xuyên; nhiều cán bộ, giáo viên xung phong đến phục vụ tại các khu cách ly tập trung, các chốt phong tỏa ở địa phương với nhiều suất ăn, nhu yếu phẩm, trang thiết bị giá trị hàng tỷ đồng; có thời điểm có 230 cơ sở giáo dục được trưng dụng làm nơi cách ly y tế tập trung.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành Giáo dục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, quán triệt đến các nhà trường và cơ sở giáo dục tuyệt đối không được chủ quan lơ là trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện mục tiêu kép.

5.2. Về phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhất là học sinh lứa tuổi vị thành niên

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 710/KH-UBND ngày 09/12/2015 về t riển khai Đ ề án t ăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức , lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020 ; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 21/6/2018 về thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, …

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an Tỉnh, Sở Y tế, Sở Tư pháp... để ký kết Chương trình phối hợp công tác, trong đó có nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trên địa bàn tỉnh.

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các nhà trường về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức , lối sống , kĩ năng sống cho học sinh. L ựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh, tập trung vào một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng học tập hiệu quả; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề; kỹ năng g iao tiếp qua mạng xã hội; kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em; kỹ năng phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích; sức khỏe sinh sản vị thành niên…

Kết quả đạt được

C ông tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được tăng cường và đổi mới, chuyển biến mạnh theo hướng tổ chức các hoạt trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

Một số mô hình triển khai hiệu quả: Mô hình giáo dục pháp luật “Phiên tòa giả định”; Câu lạc bộ tư vấn tâm lí học đường; Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; mô hình hoạt động thiện nguyện của các Liên đội trường học: “Nâng bước em tới trường”, “Em nuôi của Đội’’; mô hình sinh hoạt dưới cờ chủ điểm: “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một tấm gương sáng, một cuốn sách hay”; Diễn đàn: “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”; “Điều em muốn nói”… Có 467 câu lạc bộ trong các trường Trung học cơ sở; 183 câu lạc bộ trong trường Trung học phổ thông; có 07 trường phổ thông được Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh triển khai mô hình câu lạc bộ “Sức khỏe vị thành niên”,... Mỗi năm, các trường học tổ chức hơn 200 diễn đàn về phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống bạo lực học đường…

Đặc biệt, có nhiều học sinh Hà Tĩnh có hành động đẹp được tuyên dương, khen thưởng kịp thời, như “Nhặt của rơi trả lại người đánh mất” ở Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Hương Khê; có hành động dũng cảm cứu bạn bị đuối nước (học sinh Lộc Hà, Đức Thọ, Thạch Hà) đã tạo nên sự lan tỏa trong các trường học, có hiệu ứng tích cực trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong gia đình hiệu quả chưa cao. Một số gia đình quá quan tâm đến việc học văn hóa mà thiếu sự quan tâm đến đến trang bị kỹ năng sống cho học sinh; một số gia đình lại phó thác việc giáo dục, quản lý học sinh cho nhà trường. H iện tượng bạo lực, bạo hành trong gia đình, cha mẹ ly hôn , đi làm ăn xa, …đã tác động tiêu cực đến tâm lý và phát triển nhân cách của học sinh, nhất là khi các em ở độ tuổi vị thành niên, cho nên, v ẫn còn những học sinh chưa ngoan, chưa chủ động trong học tập, tu dưỡng rèn luyện, chưa tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, dễ sa vào tệ nạn xã hội...

Các thông tin xấu độc trên mạng internet tác động tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của một bộ phận của giới trẻ trong đó có học sinh.

Giải pháp trong thời gian tới

- UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động trong công tác tham mưu trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; phối hợp có hiệu quả hơn với các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh.

- Tổ chức tốt các chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống, tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, gắn với yêu cầu đổi mới sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông.

- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống trong và ngoài nhà trường; tăng cường công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, học sinh sinh viên trên môi trường mạng; xây dựng mạng lưới thông tin chính trị tư tưởng trên môi trường mạng trong các cơ sở giáo dục.

BBT

    Ý kiến bạn đọc