Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVI.(Cử tri toàn tỉnh).
EmailPrintAa
09:09 14/11/2013

Câu hỏi:

1. Chủ trương sáp nhập trường là phù hợp với xu thế phát triển và một số địa phương đã thực hiện tốt. Tuy nhiên tại nhiều địa phương vẫn còn một số khó khăn nhất định: Nhân dân chưa đồng tình cao, cơ sở vật chất bất cập, sau sáp nhập vẫn còn tình trạng dạy, học ở 2 địa điểm, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đề nghị Tỉnh có các giải pháp để khắc phục khó khăn trên

 

Trả lời:

Như cử tri đã nêu sáp nhập trường là phù hợp với xu thế phát triển, lộ trình thực hiện Đề án quy hoạch lại hệ thống trường Mầm non và Phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh cụ thể hóa theo Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 08/8/2012: Đến hết năm học 2014-2015 thực hiện xong công tác quy hoạch.

Việc sáp nhập, chia tách, giải thể các trường Mầm non, Tiểu học và THCS thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Vì vậy, UBND cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt Quy hoạch hệ thống trường học trên địa bàn, xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và đúng quy hoạch, lộ trình chung của tỉnh.

Để khắc phục những khó khăn như cử tri nêu trên, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quy hoạch lại hệ thống trường lớp là để nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện học tập tốt hơn cho học sinh.

- Việc dạy và học ở hai địa điểm cơ bản không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục vì đối với bậc học Mầm non và Tiểu học mỗi giáo viên phụ trách 01 lớp. Thực tế, trước khi chưa thực hiện sáp nhập đã có nhiều trường Mầm non và Tiểu học có từ 2 điểm trường trở lên, thực tế này đúng với điều lệ trường học và tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em đến trường (kết thúc năm học 2012-2013 chất lượng giáo dục các trường sáp nhập đều tăng, nhất là khối THCS). Riêng cấp học Trung học cơ sở từng bước đưa về một điểm trường, trước mắt tập trung đầu tư xây đủ phòng học tại điểm chính (khoảng 240 phòng).

- Đối với các trường sau sáp nhập còn học tại nhiều điểm trường, cho thêm 01 định biên Hiệu phó.

- Cho phép làm thủ tục chuẩn bị đầu tư khi chưa có kế hoạch vốn đối với các trường THCS sau sáp nhập đã có quy hoạch địa điểm, ưu tiên các trường sử dụng địa điểm cũ làm điểm trường.

- Phân bổ vốn đầu tư hàng năm dành một tỷ lệ phù hợp đầu tư xây dựng phòng học cho các trường sau sáp nhập.


    Ý kiến bạn đọc