Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cân đối nguồn lực để xây dựng các chính sách sát đúng
EmailPrintAa
08:17 18/11/2016

Để chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh khoá XVII, chiều 16/11, Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh tổ chức làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các nội dung Sở tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về việc: “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020; Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2021; Cơ chế chính sách huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban, Văn phòng HĐND tỉnh và một số sở, ngành, địa phương có liên quan. Đồng chí Trần Viết Hậu - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc.

Đồng chí Trần Viết Hậu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì cuộc làm việc

 

Theo báo cáo, Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tỉnh giai đoạn 2008-2020, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 176/QĐ-UBND, ngày 16/01/2008; qua 8 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển KTXH và bảo vệ môi trường sinh thái. Đến nay, tổng diện tích rừng của Hà Tĩnh là 360.703 ha, trong đó, rừng tự nhiên 218.259 ha, rừng trồng 107.514 ha, đất chưa có rừng 28.923 ha và 6.636 ha đất khác; được quy hoạch theo 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. So với năm 2007, diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ giảm, rừng sản xuất tăng.Mục


Đồng chí Nguyễn Hùng Mạnh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường 

 

tiêu việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh, đến năm 2020, phấn đấu đưa độ che phủ của rừng đạt 53%, chất lượng của rừng tự nhiên và rừng trồng ngày càng được cải thiện, đưa sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm 800.000m3; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 70.000 lao động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi; nâng cao nhận thức cho người dân sống gần rừng tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái; giao và cho thuê diện tích đất rừng lâm nghiệp đạt trên 90%.


Đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh

 

Đối với việc thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, giai đoạn 2011-2015, các chính sách đã có tác động lớn, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh và thể hiện rõ ở nhiều chỉ tiêu đánh giá tổng hợp đặc biệt là tốc độ tăng trưởng toàn ngành, năm 2010: -3,35%;  năm 2015 đạt 8,25%, tổng sản lượng lương thực 55,36 vạn tấn, tăng 17,8% so với năm 2010; sản lượng thủy sản đạt 48.967 tấn, tăng 41,23% so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng nhanh, năm 2010 là 8,5 triệu đồng/năm, năm 2014 đạt hơn 18 triệu đồng/năm, các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 có thu nhập tăng cao 27 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010: 23,91%, năm 2014 còn 7,42 %, năm 2015 là 11,2%. Các chính sách ban hành và triển khai thực hiện được sự đồng thuận cao, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu đã khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, vùng chế biến tập trung, có hiệu quả kinh tế cao; tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát triển nhanh các hình thức tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất để hỗ trợ giúp đỡ cùng nhau phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đã có tác dụng nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đưa lại thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ gia đình tại các địa phương và nhân rộng trong các xã nông thôn mới. Tổng kinh phí hỗ trợ của các chính sách trong giai đoạn 2011 - 2015 và những tháng đầu năm 2016 là 497.085 triệu đồng. Dự toán kinh phí cho giai đoạn 2017-2021 khoảng 405 tỷ đồng.


Đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y, Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu

 

Về cơ chế chính sách huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020, trong những năm qua khu vực nông thôn có bước phát triển tương đối mạnh trên tất cả các lĩnh vực song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt sản xuất còn manh mún, thiếu liên kết vùng miền theo chuổi hàng hóa tập trung quy mô lớn. Xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới là mục tiêu phấn đấu, điều kiện thuận lợi cho mỗi địa phương phát triển bền vững tạo ra sự đồng đều giữa các xã; là điều kiện quan trọng để phát triển nhanh hơn nhờ kết nối vùng miền về cả hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng xã.

 

Thảo luận tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự đóng góp nhiều ý kiến, bổ sung vào Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020; Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2021 và chính sách hỗ trợ xây dựng huyện NTM, trong đó thống nhất cao về việc phải tính toán cụ thể, cân đối nguồn lực để xây dựng chính sách sát đúng.

 

 Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y - UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu dự họp; đồng thời nhấn mạnh: việc điều chỉnh quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng là cần thiết, nên thực hiện theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với nguồn lực từng giai đoạn; cần phối hợp chặt chẽ với các ngành và chính quyền địa phương nhằm tránh chồng chéo trong quy hoạch... Đối với tờ trình dự thảo NQ một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành NN đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực hiện các chính sách để bố trí nguồn lực và nguồn vốn hợp lý; cần lưu ý đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm các chính sách nông nghiệp, nông thôn để đạt hiệu quả cao. Riêng đối với cơ chế chính sách huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 (các huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Vũ Quang) cần phải cân nhắc, xem xét cụ thể.

 

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tiếp thu, tổng hợp các kiến đóng góp của các đại biểu tham dự và thống nhất một số nội dung đã thảo luận; đồng thời đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, thống nhất với các ngành có liên quan để hoàn thiện các nội dung để tham mưu UBND trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh.


    Ý kiến bạn đọc