Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát tại các Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Sông Tiêm
EmailPrintAa
08:24 31/03/2017

Ngày 29/3/2017, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã giám sát về tình hình công tác tổ chức, thực hiện chức năng nhiệm vụ, quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tại các Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Sông Tiêm. Đồng chí đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Pháp chế chủ trì các cuộc làm việc.

Theo báo cáo, Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Ngàn Phố được giao quản lý, bảo vệ 25.868,8 ha rừng và đất lâm nghiệp, trên địa bàn 14 xã của huyện Hương Sơn và 1 xã của huyện Vũ Quang, bộ máy quản lý hiện có là 2 phòng chuyên môn và 7 trạm quản lý bảo vệ rừng, với tổng số 52 cán bộ, viên chức và người lao động, còn thiếu 26 người so với định biên được giao năm 2017. BQL rừng phòng hộ Ngàn Sâu được giao quản lý, bảo vệ 17.864 ha rừng và đất lâm nghiệp, trên địa bàn 8 xã thuộc huyện Hương Khê, có 2 phòng chuyên môn. BQL quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm được giao quản lý, bảo vệ 13.579 ha rừng và đất lâm nghiệp, trên địa bàn 4 xã huyện Hương Khê với 20km đường biên giáp biên giới Việt – Lào, có 2 phòng chuyên môn và 3 trạm quản lý bảo vệ rừng, với tổng số 19 cán bộ, viên chức, thiếu 7 người so với định biên được giao năm 2017…

Ông Nguyễn Trọng An, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố báo báo tại cuộc làm việc     

 

Với diện tích rừng được giao lớn, trải dài nhiều xã, đường đi lại khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thiếu biên chế con người… Thời gian qua các BQL đã chủ động khắc phục bằng cách hợp đồng thêm người để thực hiện nhiệm vụ, đã làm tốt việc bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy rừng, xây dựng phương án trên lâm phần được giao, tổ chức họp với các hộ gia đình, ký cam kết về bảo vệ rừng và phòng cháy rừng; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng; phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn trong bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh biên giới; thực hiện việc chăm sóc đối với rừng trồng, làm tốt công tác phòng cháy rừng…

 

Phát biểu tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, tồn tại cũng như các hạn chế trong công tác tổ chức, trong thực hiện chức năng nhiệm vụ, quản lý bộ sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của các BQL. Như các văn bản pháp quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị còn chưa phù hợp, chồng chéo; cơ cấu chưa phù hợp với biên chế được giao…

Đồng chí Trần Hậu Tám, Thành viên ban tham gia ý kiến tại cuộc làm việc

 

Tại cuộc làm việc, các BQL rừng phòng hộ đã kiến nghị thời gian tới cho các đơn vị tuyển dụng đủ số viên chức đã được giao, bổ sung hợp đồng, rà soát, bổ sung các chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; cấp kinh phí để đầu tư bảo vệ, phát triển đối với rừng phòng hộ; cho chủ trương xây dựng một số trạm kiểm lâm, cho mua sắm một số phương tiện, thiết bị hỗ trợ, củng cố các trảm bảo vệ rừng, lập trạm kiểm lâm theo yêu cầu nhiệm vụ,...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu phát biểu kết luận tại cuộc làm việc với BQL rừng phòng hộ Ngàn Sâu và BQL rừng phòng hộ Sông Tiêm

 

Phát biểu kết luận các cuộc làm việc đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu đánh giá cao những kết quả đạt được của các BQL rừng phòng hộ trong thời gian qua, nhất là công tác bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, công tác phòng cháy chữa cháy, xử lý các hành vi vi phạm,… Đồng thời đề nghị các ban thời gian tới cần tham mưu các văn bản pháp quy quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu các ban cho phù hợp thực tế, kịp thời xây dựng đề án về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy để báo cáo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn trình lên UBND, HĐND tỉnh theo đúng thẩm quyền. Đối với những kiến nghị đề xuất, đoàn giám sát đề nghị Sở NN&PTNN tổng hợp trình UBND, HĐND để đưa vào chương trình kỳ họp HĐND tỉnh trong thời gian tới.

 

 


    Ý kiến bạn đọc