Trong toàn bộ hoạt động của QH, chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp, có tác động mạnh mẽ nhiều chiều, giúp cho QH thực hiện hiệu quả chức năng giám sát. Chất vấn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của QH. Đây là hình thức giám sát tối cao của QH, có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ, các thành viên Chính phủ và các bộ, ngành nói chung. Chất vấn cũng là cách thức thể hiện cụ thể, trực tiếp và sinh động của quyền lực nhân dân, có sức lan tỏa nhanh chóng, có tính thời sự và sự cộng hưởng mạnh mẽ của dư luận xã hội. "> Trong toàn bộ hoạt động của QH, chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp, có tác động mạnh mẽ nhiều chiều, giúp cho QH thực hiện hiệu quả chức năng giám sát. Chất vấn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của QH. Đây là hình thức giám sát tối cao của QH, có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ, các thành viên Chính phủ và các bộ, ngành nói chung. Chất vấn cũng là cách thức thể hiện cụ thể, trực tiếp và sinh động của quyền lực nhân dân, có sức lan tỏa nhanh chóng, có tính thời sự và sự cộng hưởng mạnh mẽ của dư luận xã hội. " /> Chất vấn - thể hiện cụ thể, trực tiếp và sinh động quyền lực nhân dân Trong toàn bộ hoạt động của QH, chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp, có tác động mạnh mẽ nhiều chiều, giúp cho QH thực hiện hiệu quả chức năng giám sát. Chất vấn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của QH. Đây là hình thức giám sát tối cao của QH, có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ, các thành viên Chính phủ và các bộ, ngành nói chung. Chất vấn cũng là cách thức thể hiện cụ thể, trực tiếp và sinh động của quyền lực nhân dân, có sức lan tỏa nhanh chóng, có tính thời sự và sự cộng hưởng mạnh mẽ của dư luận xã hội. "> Trong toàn bộ hoạt động của QH, chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp, có tác động mạnh mẽ nhiều chiều, giúp cho QH thực hiện hiệu quả chức năng giám sát. Chất vấn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của QH. Đây là hình thức giám sát tối cao của QH, có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ, các thành viên Chính phủ và các bộ, ngành nói chung. Chất vấn cũng là cách thức thể hiện cụ thể, trực tiếp và sinh động của quyền lực nhân dân, có sức lan tỏa nhanh chóng, có tính thời sự và sự cộng hưởng mạnh mẽ của dư luận xã hội. " />
Chất vấn - thể hiện cụ thể, trực tiếp và sinh động quyền lực nhân dân
EmailPrintAa
07:52 23/07/2013

Trong toàn bộ hoạt động của QH, chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp, có tác động mạnh mẽ nhiều chiều, giúp cho QH thực hiện hiệu quả chức năng giám sát. Chất vấn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của QH. Đây là hình thức giám sát tối cao của QH, có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ, các thành viên Chính phủ và các bộ, ngành nói chung. Chất vấn cũng là cách thức thể hiện cụ thể, trực tiếp và sinh động của quyền lực nhân dân, có sức lan tỏa nhanh chóng, có tính thời sự và sự cộng hưởng mạnh mẽ của dư luận xã hội.

Chất vấn có ý nghĩa chính trị xã hội và pháp lý sâu sắc

Có thể nói, chất vấn có ý nghĩa chính trị xã hội và pháp lý sâu sắc. Trong những năm qua, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được các ĐBQH, dư luận xã hội, cử tri rất quan tâm và đánh giá cao. Chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có những cải tiến theo hướng tập trung hơn, thực chất hơn, phản ánh sát thực tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân, làm sáng rõ hơn tình hình, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan và cá nhân, các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của QH.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chất vấn là hình thức giám sát quan trọng và quyền chất vấn cũng là một trong những quyền rất quan trọng của ĐBQH. Về bản chất, chất vấn được quy định trong Hiến pháp, văn bản pháp lý quan trọng nhất và được quy định trong một số đạo luật cụ thể; chất vấn là một hình thức được QH áp dụng để giám sát Chủ tịch Nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân nên khi ĐBQH thực hiện quyền chất vấn là nhân danh cá nhân nhưng với tư cách là người đại diện cho quyền lực của nhân dân. Về mục đích, chất vấn không phải là câu hỏi nêu ra để nắm tình hình; nếu là câu hỏi thì người được hỏi có thể trả lời hoặc không trả lời, nhưng là câu chất vấn thì người được chất vấn phải có trách nhiệm trả lời, thậm chí, nếu câu trả lời chưa thỏa đáng, ĐBQH không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch QH đưa ra thảo luận trước QH hoặc UBTVQH. Chất vấn của ĐBQH còn có một mục đích quan trọng nữa như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói là: “tất cả chúng ta là người trong cuộc thúc đẩy, giám sát là để thực hiện tốt hơn chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và luật pháp, cái gì thiếu về luật pháp thì bổ sung, cái nào chưa tốt thì phải làm tốt hơn, đoàn kết nhất trí cao hơn. Đấy là mục đích cao nhất”.

Về trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn cũng đã được quy định rất chặt chẽ trong Luật Hoạt động giám sát của QH, nội dung chất vấn phải ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn, không thể hỏi và trả lời một cách tùy nghi được. Về hệ quả của chất vấn, theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu ĐBQH không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền kiến nghị với QH xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn; QH có thể ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.

Chất vấn tại Phiên họp của UBTVQH - kế tiếp, bổ sung và làm sâu sắc hơn chất vấn tại Kỳ họp của QH

Điều 98 Hiến pháp quy định: “... Người bị chất vấn phải trả lời trước QH tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì QH có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của QH hoặc cho trả lời bằng văn bản”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 98 Hiến pháp thì: chất vấn phải được trả lời trước QH tại kỳ họp; chất vấn trả lời tại UBTVQH chỉ trong trường hợp nội dung chất vấn đó cần điều traphải do QH quyết định cho trả lời trước UBTVQH. Có ý kiến đặt vấn đề: ĐBQH chất vấn tại Phiên họp của UBTVQH  có đúng hay không? Vì Điều 98 Hiến pháp quy định rất chặt chẽ, chỉ trong trường hợp chất vấn đã được nêu tại kỳ họp, nhưng chưa có điều kiện làm rõ ngay tại kỳ họp để báo cáo với QH, nếu được QH đồng ý thì ý kiến trả lời chất vấn đó sẽ được trả lời tại phiên họp của UBTVQH. Ý kiến này cũng cho rằng không thể hiểu quy định tại Điều 98 Hiến pháp theo hướng chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện tại phiên họp của UBTVQH.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ĐBQH không chỉ chất vấn trong kỳ họp mà trong suốt cả năm đều có thể gửi ý kiến chất vấn khi đại biểu thấy có vấn đề cần chất vấn. Như vậy, trong khoảng thời gian giữa hai kỳ họp, theo quy định tại Điều 39, Quy chế hoạt động của UBTVQH, UBTVQH họp thường kỳ mỗi tháng một lần, các bộ, ngành có thể đáp ứng yêu cầu trả lời kịp thời các chất vấn của ĐBQH mà không phải chờ đến kỳ họp. Do đó, cần khẳng định rằng,  cần thiết phải có quy định về chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp của UBTVQH.

Qua theo dõi chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp QH thì thấy, thông thường, mỗi kỳ họp thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn từ 2 - 3 ngày, thường là khoảng 2,5 ngày; trong đó, QH dành 2 ngày cho 5 - 6 Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn, còn 1/2 ngày dành cho Thủ tướng trả lời chất vấn và Chủ tịch QH kết luận phiên chất vấn. Như vậy, với khoảng thời gian 2,5 ngày tại kỳ họp, QH không thể chất vấn tất cả các Bộ trưởng, Trưởng ngành. Song cũng không thể kéo dài thời gian chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp QH vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chương trình kỳ họp, cũng như không thể đưa hết tất cả các nội dung mà cử tri quan tâm, tất cả chất vấn của ĐBQH vào chất vấn tại kỳ họp được. Thông thường thì trong Tờ trình gửi UBTVQH báo cáo việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp bao giờ cũng đặt vấn đề “ngoài ra, một số vấn đề bức xúc trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và trong các chất vấn bằng văn bản của các ĐBQH gửi các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác sẽ được đưa vào nội dung các phiên chất vấn của UBTVQH…”. Do vậy, việc quy định có chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH là rất cần thiết, thực hiện được yêu cầu giám sát thường xuyên, liên tục, đồng thời khắc phục được tình trạng tập trung quá nhiều chất vấn tại kỳ họp QH. Có thể nói, chất vấn tại phiên họp của UBTVQH là sự kế tiếp, bổ sung, đi sâu thêm hơn chất vấn tại kỳ họp của QH.

Vấn đề đặt ra là, những nội dung nào nên được chất vấn tại phiên họp của UBTVQH? Theo quy định tại Quy chế hoạt động của UBTVQH thì có hai loại ý kiến chất vấn sẽ được thực hiện ở phiên họp của UBTVQH là: chất vấn của ĐBQH được QH quyết định cho trả lời tại phiên họp của UBTVQH và chất vấn được gửi đến UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp của QH. Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 21/2011/QH13 “Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Hai, QH Khóa XIII” cũng đã quyết nghị “QH giao UBTVQH xem xét những nội dung được ĐBQH chất vấn tại kỳ họp và những chất vấn khác được gửi đến trong thời gian giữa hai kỳ họp để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH”. Điều 42, Nội quy kỳ họp cũng quy định “Trong trường hợp ĐBQH không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Chủ tịch QH đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể hoặc phiên họp của UBTVQH”.

 Được thực hiện từ nhiệm kỳ QH Khóa XII, việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH đã được tổ chức tại 5 phiên họp của nhiệm kỳ QH Khóa XII: phiên thứ Bảy (tháng 3.2008) – ghi dấu mốc lần đầu tiên, QH tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH; phiên thứ Tám (tháng 4.2008); phiên thứ Mười tám (tháng 3.2009); phiên thứ Hai hai (tháng 8.2009) và phiên thứ Hai chín (tháng 3.2010). Trong 5 phiên chất vấn đã có 12 lượt Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn. Trong phiên chất vấn tháng 3.2010 ngoài 28 chất vấn bằng văn bản, còn có 26 lượt ĐBQH nêu 43 câu hỏi, có đại biểu nêu đến 4 câu hỏi. Ngay từ lần đầu tiên, chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên tại Phiên họp của UBTVQH đã giành được sự quan tâm đặc biệt của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các ĐBQH chuyên trách ở Trung ương và ở một số địa phương, cả những địa phương rất xa Hà Nội cũng đến tham dự. Khi UBTVQH nêu vấn đề thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH thì từ Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các thành viên Chính phủ đều rất đồng tình và tham gia với tinh thần trách nhiệm cao.

Đến nhiệm kỳ này, tại Phiên họp thứ Sáu, lần đầu tiên, UBTVQH Khóa XIII đã tiến hành việc chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đây là phiên chất vấn đầu tiên được truyền hình trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các ĐBQH đều có thể theo dõi, tham gia phiên chất vấn ở ngay tại địa phương mà không cần phải về Hà Nội. Cử tri và nhân dân cả nước theo dõi chất vấn qua hệ thống phát thanh, truyền hình. Có thể nói, đây là chủ trương đúng để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH và UBTVQH.

Chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH đã đáp ứng được một số yêu cầu là sự bổ sung quan trọng cho hoạt động chất tại kỳ họp của QH; bảo đảm tính thời sự của những vấn đề trong cuộc sống mà ĐBQH và cử tri quan tâm; thu hút được sự quan tâm chú ý của cử tri, của dư luận xã hội và của nhân dân cả nước. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm sáng tỏ thêm vấn đề; thấy rõ thêm trách nhiệm; đề ra được biện pháp tháo gỡ các vấn đề vướng mắc, khó khăn; giúp Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH cũng tạo điều kiện về thời gian để tại kỳ họp của QH, ĐBQH chất vấn sâu hơn, triệt để hơn đối với Thủ tướng, các Phó thủ tướng, hoặc chất vấn những nội dung có liên quan đến đến một số bộ, ngành.

Tiếp tục hoàn thiện quy định về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH

Thực tế đã cho thấy, chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH là chủ trương đúng đắn và hiệu quả. Song, cần tiếp tục hoàn chỉnh quy định về hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH; xác định rõ trách nhiệm của UBTVQH trong việc tổ chức thực hiện quyền chất vấn của ĐBQH và hoàn thiện quy trình chất vấn tại phiên họp của UBTVQH.

Kết luận số 20 ngày 26.8.2011 của UBTVQH về việc xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH đã nêu rất rõ: về giám sát, đổi mới việc xây dựng chương trình hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn ĐBQH; cách thức thực hiện các hình thức giám sát như xem xét báo cáo công tác, các báo cáo khác, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp QH, phiên họp của UBTVQH  và giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH; việc ban hành nghị quyết về giám sát; tăng cường các hoạt động hậu giám sát...

Thực hiện Kết luận trên, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh quy định hoạt động chất vấn nói chung và hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hình thức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH. Quy định tại Điều 98 của Hiến pháp cũng cần được làm rõ: thế nào là vấn đề “cần điều tra”? Thực tế thì QH quyết định “cho trả lời chất vấn” như thế nào ? Bằng hình thức gì? Biểu quyết hay bấm nút? - là những vấn đề cần phải được nghiên cứu để làm rõ. Mặt khác, cũng cần làm rõ chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH có gì khác với chất vấn tại kỳ họp của QH hay chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH là chất vấn ở QH thu nhỏ?

Hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện chất vấn:

Thứ nhất là, trên cơ sở các ý kiến của ĐBQH gửi đến, cần cân nhắc, lựa chọn chủ đề, chọn nội dung để quyết định Bộ trưởng, Trưởng ngành nào sẽ trả lời chất vấn để trong thời gian đã định, chúng ta thực hiện được việc chất vấn và trả lời chất vấn đạt kết quả tốt. Đây là trách nhiệm rất quan trọng của UBTVQH. Phải chăng nội dung được UBTVQH lựa chọn để chất vấn phải đáp ứng các tiêu chí: phải đề cập đến vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra; nhân dân và cử tri đang quan tâm; xã hội đang đòi hỏi cần phải giải quyết cấp bách và gắn với thực tiễn đang diễn ra...

Thứ hai là, chuẩn bị ý kiến chất vấn (đây là trách nhiệm của các ĐBQH) và chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn (trách nhiệm của các Bộ trưởng, Trưởng ngành).

Thứ ba là, khâu tổ chức chuẩn bị: phát thanh, truyền hình trực tiếp, trực tuyến để nhân dân theo dõi, giám sát, để có nhiều ĐBQH trên cả nước theo dõi trực tuyến và nêu chất vấn. Điều này đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa Ban Công tác đại biểu của UBTVQH với VPQH và các bộ, ngành có liên quan).

Thứ tư là, cách thức tiến hành như: chất vấn theo nhóm vấn đề; tăng thời gian tranh luận; thành phần tham gia phiên chất vấn...

Thứ năm là, thông báo kịp thời kết quả phiên chất vấn đến các ĐBQH để biết và tiếp tục theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện sau chất vấn.

Thứ sáu là, quy định cụ thể mốc thời gian trả lời ý kiến chất vấn để tiếp tục theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

Để đạt được các yêu cầu này, cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về chất vấn như: Luật Hoạt động giám sát; Nội quy Kỳ họp; Quy chế hoạt động của UBTVQH, của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH để bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để có cơ sở pháp luật hoàn chỉnh, cụ thể, điều chỉnh hoạt động chất vấn; sửa đổi bổ sung các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan trong hoạt động chất vấn, nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, tác dụng của hình thức giám sát này; tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát của các ĐBQH, các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH sau các phiên chất vấn.

Sau một thời gian thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, đến nay, chúng ta đã có đủ thời gian, căn cứ để xem xét, đánh giá hoạt động này.

Qua quan sát hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, có một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 19 Luật Hoạt động giám sát của QH quy định “Sau khi nghe trả lời chất vấn, UBTVQH ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết”. Quy định như vậy là phù hợp, không nên quy định cứng phiên chất vấn nào cũng ra nghị quyết, bởi lẽ nghị quyết phải đúng tầm. Tuy nhiên, cần quy định rõ thêm theo hướng vào cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, Ban Công tác đại biểu sẽ gửi các Ủy viên UBTVQH  phiếu xin ý kiến về việc có ra nghị quyết về phiên chất vấn đó hay không, nếu có trên 50% (9/17) Ủy viên UBTVQH tán thành thì UBTVQH sẽ ra nghị quyết về phiên chất vấn đó; nếu không ra nghị quyết thì đề nghị kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Chủ tịch QH cũng được bàn trong UBTVQH để trở thành kết luận của UBTVQH, xem đó là một căn cứ quan trọng để đánh giá, theo dõi, giám sát việc thực hiện những nội dung chất vấn của người bị chất vấn. Bên cạnh đó, cần làm rõ khái niệm “trách nhiệm” của người bị chất vấn là trách nhiệm gì? Trách nhiệm phải trả lời hay là trách nhiệm được xem như một chế tài? Cũng cần làm rõ việc xem xét, đánh giá việc trả lời chất vấn bằng văn bản; xây dựng cơ chế để thực hiện quyền của ĐBQH về việc đề nghị QH thảo luận vấn đề mà ĐBQH chất vấn nhưng không đồng ý với nội dung trả lời, nhất là chất vấn và trả lời chất vấn bằng văn bản; làm rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ trưởng, Trưởng ngành khi tham gia giải trình cùng với Bộ trưởng bị chất vấn... Như vậy, cần nghiên cứu để xây dựng Quy chế về chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, trong đó tập trung làm rõ khái niệm, phạm vi điều chỉnh của chất vấn và trả lời chất vấn; mục đích, yêu cầu của chất vấn và trả lời chất vấn; nguyên tắc chất vấn và trả lời chất vấn; chủ thể chất vấn; đối tượng chất vấn; nội dung chất vấn; phương pháp chất vấn và trả lời chất vấn; quyền hạn, trách nhiệm của người chất vấn và người trả lời chất vấn; trách nhiệm lãnh đạo, thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn...


    Ý kiến bạn đọc