![]() |
Toàn cảnh phiên họp
|
Tham gia thảo luận, Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu bày tỏ đồng tình cao việc xây dựng, ban hành Nghị quyết thí điểm, cho rằng đây là biện pháp cần thiết để thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về Đề án xử lý vật chứng, tài sản đang tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình tố tụng.
Đại biểu cũng chia sẻ về thực tiễn hiện nay, cơ quan điều tra phải tạm giữ, kê biên nhiều tài sản và vật chứng của cá nhân, tổ chức liên quan; đặc biệt, các vụ án phức tạp, liên quan nhiều ngành, địa phương, thường kéo dài thời gian xử lý. Theo Đại biểu, các quy định hiện hành còn nhiều vướng mắc, đặc biệt đối với tài sản như bất động sản, giấy tờ có giá, chứng khoán. Nghị quyết này sẽ góp phần giải quyết kịp thời, thu hồi tài sản cho Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của tổ chức và cá nhân.
Góp ý phạm vi và thời gian thực hiện Nghị quyết, Đại biểu cho rằng nên áp dụng Nghị quyết từ giai đoạn giải quyết nguồn tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử và thực hiện thí điểm trong 3 năm, từ ngày 1/1/2025. Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét mở rộng phạm vi áp dụng cho cả các vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
![]() |
Đại biểu Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Phan Thị Nguyệt Thu tham gia thảo luận
|
Về nguyên tắc thực hiện, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu đánh giá cao các quy định chặt chẽ trong dự thảo Nghị quyết, trong đó quy định rõ ràng về các điều kiện xử lý tài sản. Cụ thể: Việc xử lý phải có ý kiến đề nghị của bị can, bị cáo, người liên quanmà có căn cứ họ sở hữu vật chứng, tài sản đó; Việc áp dụng các biện pháp phải có giám định, định giá của cơ quan chuyên môn; Tiền, tài sản, giấy tờ có giá tạm giữ, thu giữ được gửi vào tài khoản của cơ quan tố tụng tại ngân hàng thương mại; Lợi tức nếu có được bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ thi hành án phần còn lại nếu phải thi hành; Trường hợp gây thiệt hại trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản thì giải quyết theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật có liên quan.
Đồng tình với 5 biện pháp dự thảo Nghị quyết đưa ra, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu nhấn mạnh biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm ngừng đăng ký chuyển dịch tài sản trong thời hạn không quá 2 tháng, giúp cơ quan điều tra ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu tán tài sản. Đại biểu cho rằng đây là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo tài sản không bị thất thoát, giúp phục hồi thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, và cá nhân bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội.
Đại biểu kiến nghị xem xét lại quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3, yêu cầu sự thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng trước khi ra quyết định xử lý vật chứng.
Tin mới cập nhật
- Tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới bền vững ( 23/05)
- Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập ( 22/05)
- Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh thảo luận dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) ( 22/05)
- Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự ( 21/05)
- Cắt giảm thủ tục, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội ( 21/05)
- Quốc hội biểu quyết thông qua ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là ngày 15/3/2026 ( 21/05)