Đại biểu Trần Đình Gia - Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh phát biểu |
Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện , đại biểu Trần Đình Gia nêu quan điểm lựa chọn phương án giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là 02 người, cấp huyện là 01 người nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ với khối lượng rất lớn của HĐND tỉnh (Điều 104 của Luât quy định 10 nhiệm vụ của HĐND tỉnh); thực tế Phó Chủ tịch HĐND tỉnh được nâng lên từ chức danh “ủy viên thường trực” của luật cũ nên không làm tăng biên chế.
Về phương án 02 Phó Chủ tịch UBND xã loại 2 , theo đại biểu cần thận trọng, rà soát kỹ khối lượng công việc của UBND và Phó Chủ tịch cấp xã nói chung và xã loại 2 nói riêng để quyết định hợp lý vì theo báo cáo của Bộ Nội vụ từ năm 2015 triển khai thực hiện Luật đến nay với 01 Phó Chủ tịch UBND thì hoạt động cơ sở vẫn đảm vảo hiệu lực, hiệu quả và chưa có nhiều vướng mắc. Việc tăng thêm 1 Phó Chủ tịch UBND xã loại 2 trong lúc này là không phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW năm 2015 và Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2017 của BCH Trung ương về tinh gọn bộ máy và tinh giảm biên chế.
Về thẩm quyền quy định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên thôn, tổ dân phố, đường phố,… đại biểu Trần Đình Gia đề nghị điều chỉnh theo hướng chuyển thẩm quyền cho thường trực HĐND tỉnh vì nội dung này đã lấy ý kiến người dân, HĐND cấp xã, HĐND cấp huyện nên TT HĐND tỉnh có đủ điều kiện để quyết định vấn đề này tương ứng như nội dung thành lập, giải thể, nhập, chia cấp xã do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Đại biểu Trần Đình Gia
Về việc Đại biểu HĐND không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu, theo đại biểu Trần Đình Gia quy định như vậy là bất cập vì đại biểu đã chuyển được một thời gian khi đó HĐND mới họp để miễn nhiệm được, ông đề nghị nên theo hướng nếu chuyển công tác và cư trú thì đương nhiên thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Bên cạnh đó , Đại biểu Trần Đình Gia nêu vấn đề, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Luật giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 có quy định về giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân với với tư cách là một chủ thể giám sát độc lập, nhưng lại chưa quy định rõ quy trình, phương thức tổ chức, tiến hành cuộc giám sát của Tổ đại biểu, vì vậy dự thảo Luật cần bổ sung quy định cụ thể chi tiết hơn Điều này.
Đại biểu cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần kịp thời ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân thay thế Quy chế hoạt động năm 2005 đã hết hiệu lực nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện./.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)