Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh thảo luận về dự thảo Luật Điện ảnh( sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
EmailPrintAa
14:33 23/10/2021

Sáng 23/10/2021, Quốc hội đã nghe các tờ trình và báo cáo thẩm tra Tờ trình về Dự án Luật Điện ảnh( sửa đổi) và Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Tại điểm cầu Hả Tĩnh, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (ĐBQH)và đồng chí Trần Đình Gia, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh  chủ trì phiên thảo luận ở tổ với sự tham gia của các đại biểu: Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 4; Đại biểu Quốc hội Phan thị Nguyệt Thu, Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

Tham dự phiên thảo luận có đại diện lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành liên quan.

Trong phiên họp Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận

Tiếp đó, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hội trường Ba Đình

Đối với Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) các đại biểu nhấn mạnh quan điểm xây dựng luật là cần nhìn nhận điện ảnh dưới góc độ vừa là ngành nghệ thuật sáng tạo, vừa là ngành kinh tế; đặt ngành công nghiệp điện ảnh trong tổng hòa mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác và trong môi trường công nghệ số; Luật cần bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến điện ảnh; khắc phục tình trạng “luật khung”, “luật ống”; bảo đảm phù hợp, đồng bộ, khả thi; tuân thủ Hiến pháp, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội phát triển ngành điện ảnh.

Trưởng Ban Thi đua khen thưởng tỉnh Nguyễn Văn Hùng: đề nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu về việc đưa ra tiêu chuẩn “Đạt chuẩn nông thôn mới” là không phù hợp, thiếu tính ổn định của quy phạm pháp luật vì đến nay nhiều tỉnh, nhiều huyện đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới với 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nên tiêu chuẩn này không còn ý nghĩa

Quan tâm đến quy định phổ biến phim trên không gian mạng, các ĐBQH cho biết, dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định tại Điều 33, Luật Điện ảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại phim. Tuy nhiên, quy định này chưa thật sự chặt chẽ. Nên chăng cần kết hợp giữa tiền kiểm và hậu kiểm đối với hình thức phát hành phim trên không gian mạng. Bởi lẽ thực tế vừa qua đã có những bộ phim phát hành xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nếu không tiền kiểm và hậu kiểm, tác hại của việc lan truyền những bộ phim vi phạm pháp luật này là khá lớn.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đề nghị bổ sung thẩm quyền quyết định khen thưởng, trao tặng danh hiệu thi đua của Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân tại Khoản 5, Điều 79 và thẩm quyền đề nghị khen thưởng của “Quỹ Tín dụng nhân dân” tại Khoản 1, Điều 82

Phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) liên quan đến khen thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng cần quy định cụ thể hơn về đối tượng, tiêu chuẩn cụ thể được nhận Huân chương Đại đoàn kết dân tộc. Có ý kiến lưu ý, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc đang quy định dành tặng cho nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo và cá nhân có công lao. Tuy nhiên, dự thảo Luật lại đang thiếu đối tượng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, cần được bổ sung thêm.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng phát biểu tại phiên thảo luận

Đối với Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ: Hiện nay, tính thương mại hóa trong phim khá rõ vì vậy tác phẩm cần chú trọng hơn đến việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, cần có sự quản lý của Nhà nước về tên gọi, nội dung phim tránh ảnh hưởng tới tư tưởng của người xem. Cần quản lý chặt chẽ trong việc quảng cáo trong phim, tránh trình trạng quảng cáo tràn lan, phản cảm; phân loại rõ phim được quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đối với các phim lịch sử, phim về danh nhân không được phép quảng cáo trong phim, chỉ được chạy chân trang phim. Về phim sử dụng ngân sách Nhà nước, không nên chỉ giới hạn bằng cách đặt hàng, giao nhiệm vụ mà cần đa dạng hoá hình thức để tăng tính sáng tạo trong nghệ thuật. Quan tâm hơn tới việc sản xuất phim hướng đến khán giả nhỏ tuổi và phù hợp với độ tuổi của trẻ em. Việc tổ chức chiếu phim lưu động cần phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương...

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc