Tham gia đóng góp ý kiến, các đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh đã có nhiều ý kiến sát thực nhằm hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội - Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh phát biểu thảo luận tại hội trường |
Về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Dự thảo bổ sung 5 hoạt động gồm: tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm vào 1 nhóm, gọi là dịch vụ phụ trợ bảo hiểm . Các quy định liên quan (giải thích từ ngữ, điều kiện cung cấp dịch vụ,…) đều được quy định chung cho cả nhóm này và độc lập với các dịch vụ hiện có trong Luật KDBH (kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm).
Đại biểu cho rằng cách thiết kế là chưa thống nhất với bản chất của các loại dịch vụ có liên quan tới bảo hiểm cũng như thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Như vậy, theo khái niệm trên về “tư vấn bảo hiểm”” thực chất là nằm trong hoạt động môi giới bảo hiểm, có chăng là thay đổi câu chữ.
Vì vậy, Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại các quy định liên quan theo hướng gộp dịch vụ đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm vào cùng nhóm dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Cụ thể là Sửa quy định dự kiến tại Điểm 21 Khoản 1 Điều 1 - Giải thích từ ngữ theo hướng: dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm cả đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Theo đó, các hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cũng cần phải có các quy định bổ sung thêm ở các khía cạnh về nội dung hoạt động bởi các hoạt động trên liên quan đến các kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm, nhưng dự thảo Luật chỉ mới quy định mỗi khái niệm và môt số nguyên tắc điều kiện hết sức chung chung cho tất cả các hoạt động trên.
Đồng thời, Đại biểu đề nghị đổi tên Chương IV từ “Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm” thành “Chương IV. Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm”.
Liên quan đến việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 93a: Bộ Công Thương đã giải trình về việc Chính phủ sẽ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung danh mục bảo hiểm bắt buộc, tuy nhiên đại biểu đề nghị cần phải xác định rõ cơ chế thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện luật.
Về “Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm” (Điều 93b): Đại biểu đề nghị Ban soan thảo sửa lại thành: “ Có bằng đại học trở lên chuyên ngành bảo hiểm hoặc có bằng đại học trở lên chuyên ngành kinh tế và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp ”, do dịch vụ bảo hiểm là hoạt động đòi hỏi phải có chuyên môn đúng chuyên ngành hoặc gần ngành hoạt động kinh doanh.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo văn bản cần thiết phải sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm một cách toàn diện, xác định các yếu tố liên quan phát sinh thực tế, đảm bảo tính thích nghi và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)