Quốc hội tiếp tục thảo luận các báo cáo của Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân dân tối cao.
EmailPrintAa
15:43 21/03/2013

Tiếp tục thảo luận ở hội trường các báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; công tác thi hành án và công tác đặc xá (kết hợp thảo luận về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì cuộc thảo luận.

Tham gia thảo luận tại Hội trường, Đại biểu Trần Tiến Dũng - Hà Tĩnh đã phát biểu về công tác thi hành án dân sự còn có nhiều khó khăn, yếu kém trong công tác này, ĐB đã chi ra nguyên nhân hạn chế, tồn tại và đề ra những kiến nghị, giải pháp như sau:

Đồng chí Trần Tiến Dũng  tham gia thảo luận tại hội trường

Thứ nhất, chúng tôi thấy đối với thi hành án hình sự, theo báo cáo của Chính phủ thì hiện này có khoảng hơn 1.000 người bị án phạt tù đang ở ngoài xã hội. Có việc này là với lý do cơ quan thi hành án tòa án nhân dân các cấp mới ra quyết định và chuyển đến cơ quan công an thi hành cho nên trong quá trình hoàn thành các thủ tục để áp giải thi hành thì số này không lớn. Chúng tôi đánh giá đây là tiến bộ rất lớn so với nhiều năm trước đây. Tôi chỉ xin phân tích số liệu thi hành án về dân sự. Hiện nay cả nước chúng ta có khoảng 633.000 vụ việc phải thi hành với khoản tiền và giá trị tài sản phải thi hành trên 35.000 tỷ đồng, giá trị này rất lớn. Đây gọi là vụ việc vì nó là dân sự chứ chính đây là bản án và các quyết định của tòa án nhân dân các cấp nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên phạt và buộc phải thi hành. Thế nhưng chúng tôi thấy trong số vụ việc có điều kiện thi hành thì đạt được khoảng 68%. Số tiền và tài sản để đảm bảo thi hành được chỉ đạt được 38%. Có nguyên nhân gì ở đây. Chúng tôi đề nghị ngành tư pháp phải làm rõ. Vì việc làm rõ nguyên nhân là hết sức quan trọng để khắc phục tồn tại này. Chúng tôi thấy có một nguyên nhân rất cơ bản là trong quá trình thực hiện tố tụng tiến hành các hoạt động tố tụng các cơ quan tư pháp theo chúng tôi chưa chú trọng áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà pháp luật đã quy định để đảm bảo thi hành án về mặt dân sự. Chỉ mới chú trọng áp dụng thi hành án về mặt hình sự là bắt giam, bắt giữ, còn chuyện này chưa làm, chưa chú trọng, cho nên số tiền và tài sản chỉ đạt 38%. Chúng tôi thấy đây là một việc cần làm rõ. Từ đó mới có giải pháp được.

Thứ hai, chúng tôi thấy kết quả thi hành theo như số liệu của Chính phủ báo cáo đạt 88% về số vụ việc mà có điều kiện thi hành, đạt 76% số tiền mà có điều kiện thi hành. Chúng tôi đánh giá đây là nỗ lực lớn, tiến bộ lớn và vượt chỉ tiêu đề ra. Nhưng thực chất thì chúng ta mới thi hành được 50% về vụ việc phải thi hành, vì chúng ta có đến 633 nghìn, vấn đề kiểm điểm phải như vậy. Chúng ta mới thi hành được 30% về số tiền và tài sản cần phải thi hành. Như vậy tồn đọng này rất lớn, không phải 88% đã thi hành và 76% về số tiền, đó là đối với những việc có điều kiện thi hành. Cho nên chúng tôi thấy cần phải làm rõ việc này thì mới thấy được nguyên nhân và có giải pháp để khắc phục. Nguyên nhân gì đã dẫn đến chỗ này? Theo chúng tôi nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là do áp dụng biện pháp ngăn chặn để đảm bảo thi hành án về mặt dân sự. Trong án dân sự này có cả bản án hình sự tòa tuyên nhưng tuyên với trách nhiệm đây là phần dân sự. Còn có những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình nhưng chúng tôi thấy có cả bản án hình sự.

Ngoài đó chúng tôi thấy trong Báo cáo của Chính phủ có nói đến số lượng cán bộ làm việc này, chất lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm việc này và có đề cập đến một việc là điều kiện đảm bảo về việc này để thi hành, tổ chức thực hiện việc này. Hiện nay đó là những khó khăn, cơ quan này non trẻ nên rất khó khăn. Nguyên nhân nữa là vấn đề trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thi hành án các cấp trong chỉ đạo thực hiện. Tại sao chúng tôi nói như vậy? Có một số liệu chứng minh việc này, trong năm vừa rồi có 10.000 vụ/4.320 vụ có điều kiện thi hành đã áp dụng biện pháp cưỡng chế, một tỷ lệ rất ít áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Đây là do cách chỉ đạo, cách tổ chức thực hiện và những điều kiện đảm bảo cho cơ quan thi hành án tổ chức cưỡng chế chưa được quan tâm. Từ việc đó để lại tồn đọng mà những tồn đọng đó chúng tôi nói rất nhiều năm, trước đây thường nói đạt được 20 đến 35%, giờ có tiến bộ nhưng tiến bộ rất chậm.

Từ những phân tích trên, tôi đề nghị Chính phủ có giải pháp rất mạnh, đồng bộ, tập trung nhằm khắc phục việc này, trước hết là tập trung đầu tư kể cả con người, cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện và kinh phí. Các ban chỉ đạo phải giải quyết quyết liệt việc này mới làm được vì bản án tòa án quyết mà không thi hành được thì kỷ cương phép nước như thế nào? Chỗ này cần lưu ý và quan tâm. Có làm như vậy chúng ta mới phát huy được tính giáo dục, tính răn đe, phòng ngừa trong vi phạm tội phạm, đây là những bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên, đáng ra phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh, triệt để nhất mà chưa làm được.


    Ý kiến bạn đọc