Can Lộc tích cực chuyển đổi mô hình, nâng cao hiệu quả quản lý chợ
EmailPrintAa
15:24 09/10/2017

Thực hiện chương trình khảo sát kết quả công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh, chiêu ngày 05/10, Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh tổ chức khảo sát thực tế tại huyện Can Lộc. Đoàn do đồng chí Nguyễn Thị Thúy Nga - Phó Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số chợ trên địa bàn huyện gồm: Chợ Lù xã Tùng Lộc, chợ Quán Trại xã Thường Nga, chợ Nhe xã Vĩnh Lộc và Chợ Nghèn thị trấn; sau đó Đoàn tiến hành làm việc với UBND huyện Can Lộc.
 
Đoàn khảo sát tại một số chợ trên địa bàn huyện


Theo báo cáo của UBND huyện, trên địa bàn huyện Can Lộc hiện có 15 chợ (01 chợ hạng 2 là chợ huyện và 14 chợ hạng 3 tại các xã). Thực hiện Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quy trình quản lý, kinh doanh khai thác chợ và Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 19/8/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân Can Lộc đã thành lập Ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, phương án chuyển đổi…

 

Đến ngày 31/8/2017, huyện Can Lộc đã hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý12 chợ; trong đó 03 chợ chuyển đổi gắn với chuyển quyền sở hữu tài sản là Chợ Lù xã Tùng Lộc, chợ Quán Trại xã Thường Nga, chợ Nhe xã Vĩnh Lộc; 09 chợ chuyển đổi không gắn với chuyển quyền sở hữu tài sản: Chợ Phúc Lộc xã Thuần Thiện, chợ Quan xã Trường Lộc, chợ Đại Thành xã Gia Hanh, chợ Huyện xã Đồng Lộc, chợ Đình xã Trung Lộc, chợ Lối xã Quang Lộc, chợ Cường xã Sơn Lộc, chợ Phú Minh xã Thiên Lộc, chợ Thanh Lộc xã Thanh Lộc. Tổng nguồn vốn ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn, hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng các chợ là 39.907,89 triệu đồng. Các chợ sau chuyển đổi và nhất là sau xã hội hóa đầu tư đã chuyển biến tích cực, hạ tầng thương mại đầu tư bài bản, trở thành điểm nhấn thương mại cho địa phương và tạo việc làm mới cho người dân, thu ngân sách được gia tăng, góp phần hoàn thiện tiêu chí chuẩn NTM.

Phó chủ tịch UBDN huyện Can Lộc - Nguyễn Duy Cường phát biểu

 

Tuy vậy, hiện trên địa bàn vẫn còn 03 chợ chưa chuyển đổi được là Chợ Nghèn thị trấn, Chợ Vy xã Kim Lộc, chợ Tổng xã Song Lộc. Hầu hết chợ đã xây dựng quá lâu, có sở hạ tầng chợ xuống cấp, lều ốt tạm bợ, môi trường kinh doanh hạn chế; các chơh được đầu tư từ nhiều nguồn, trong đó phần hộ kinh doanh bỏ ra tu sửa cũng có, hồ sơ lưu trữ không còn, việc đánh giá, kiểm kê, định giá tài sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; lợi thế thương mại các chợ trên địa bàn hạn chế nên khó khăn trong thu hút các đơn vị tham gia đấu thầu quản lý chợ; chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư xã hội hóa chưa mạnh mẽ; mức thu lớn dẫn đến mức thu phí chợ còn cao so với điều kiện kinh doanh của người dân;…

Phó giám đốc Sở Công Thương -  Nguyễn Văn Dũng phát biểu

 

Qua khảo sát và làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá công tác ban hành, thực hiện các văn bản về công tác quản lý hoạt động của chợ; chuyển đổi mô hình, kinh doanh, khai thác chợ; đầu tư xây dựng chợ; công tác lập, phê duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển, chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; tình hình tiếp nhận quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.

Đại biểu cũng thảo luận, trao đổi và đề nghị làm rõ một số vấn đề về: như so sánh hiệu quả chuyển đối trước và sau khi thực hiện chuyển đổi; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị quản lý chợ; những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp triển khai trong thời gian tới để đạt kế hoạch đề ra.

Phó Trưởng ban Kinh tế ngân sách – Nguyễn Thị Thúy Nga phát biểu


Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Thúy Nga - Phó trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh chia sẻ những khó khăn, ghi nhận và đánh giá những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn; đồng thời chỉ ra những tồn tại hạn chế và đề nghị huyện Can Lộc cần quan tâm  thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chợ; tăng cường quản lý đất đai và tài sản công, bàn giao, cho thuê để các đơn vị khai thách hiệu quả và tăng thu ngân sách; xây dựng và phê duyệt nội quy hoạt động và phương án bố trí, sắp xếp hợp lý các ngành hàng, sử dụng điểm kinh doanh tại các chợ; xác định mức thu cụ thể, phù hợp với điều kiện từng chợ; xem xét quy định và thủ tục giao GCN QSD đất cho các tổ chức quản lý; đánh giá tài sản và bàn giao cho đơn vị quản lý có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền sâu rộng để người dân đông thuận thực hiện; tích cực vận động xã hội hóa đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh thương mại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và xử lý rác thải, mỹ quan, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; vận động, dẹp bỏ các chợ tạm không đúng quy hoạch; tập trung hoàn thành việc chuyển đổi các chợ còn lại ngay trong năm 2017 đảm bảo tiến độ và chất lượng./.


    Ý kiến bạn đọc