Giám sát quản lý chất thải rắn tại Kỳ Anh
EmailPrintAa
17:14 24/10/2013

Ngày 24/10/2013, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Kỳ Anh, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, Công ty CPTVXD quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh để nghe báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 132/2010/NQ- HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh về đề án quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và đinh hướng những năm tiếp theo. Đồng chí Nguyễn Trí Lạc, Trưởng Ban KT &NS HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Từ sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh, Kỳ Anh đã tích cực triển khai các hoạt động để nâng cao chất lượng quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Đến nay, Kỳ Anh đã đạt được kết quả tích cực, trong đó:

Về công tác tuyên truyền: đã chủ động phổ biến các văn bản và tài liệu liên quan đến các UBND xã, thị trấn và cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường tại các xã, thị trấn; đưa lên đài truyền hình, loa phát thanh các nội dung tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời; phối hợp với các đoàn thể và doanh nghiệp thực hiện các cuộc vận động bảo vệ  môi trường, nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Tiến hành cải tạo bãi rác cũ thị trấn Kỳ Anh từ 0,6- 1ha, phê duyệt quy hoạch bãi xử lý rác khu vực trung tâm thị trấn; đã hoàn thành, bồi thường, giải phóng mặt bằng khu xử lý chất thải rắn Núi Chiêu Ga ( Kỳ Tân) được quy hoạch với diện tích 30 ha; đang xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác tại Kỳ Tân; dự kiến đến năm 2015 sẽ có 25/33 xã, thị trấn có bãi rác thải được quy hoạch.

Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn được tiến hành tích cực, bước đầu cho hiệu quả cao. Nếu năm 2010 có 1 đơn vị hoạt động thu gom rác thải thì đền nay đã có 9 đơn vị hoạt động trên lĩnh vực này; phí vệ sinh tại thị trấn Kỳ Anh là 10.000 đồng/hộ/tháng; các xã thu từ 7- 8.000 đồng/hộ/tháng; tỷ lệ thu gom chất thải năm 2010 là 74,6 tấn/ngày đạt 54,5 % đối với thị trấn, 25 % đối với các xã; năm 2013 là 85% đối với thị trấn, 45% các xã . Tính từ từ năm 2010- 2013 ngân sách các cấp đã đầu tư cho công tác thu gom, xử lý là gần 20,4 tỷ đồng ( tỉnh: gần 18,1 tỷ đồng, huyện 830 triệu đồng, xã 1, 43 tỷ đồng).

Bãi rác Thị trấn huyện Kỳ Anh đã quá tải
 

Đối với Công ty CPTVXD quản lý môi trường đô thi Kỳ Anh, là một đơn vị tư nhân hoạt động đặc thù mang tính phục vụ công ích, với 93 công nhân đã tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn, các xã phụ cận: Kỳ Châu, Kỳ Tân, Kỳ Hà, các xã trong vùng Khu kinh tế Vũng Áng, các hộ dân dọc 2 bên tuyến đường Quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, bên cạnh đó còn ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển rác thải cho các đơn vị đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng … Công tác thu gom dã dần đi vào nề nếp, các điểm nóng về rác thải cơ bản được giải quyết, được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao.

Tình trạng đổ rác tràn lan, thiếu ý thức của người dân

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết 132 trên địa bàn huyện Kỳ Anh còn có những khó khăn, vướng mắc: Kỳ Anh là một địa bàn rộng, các đơn vị đầu tư vào ngày càng nhiều ( nhất là Khu kinh tế Vũng Áng), tập trung một số lượng phương tiện và con người rấy lớn đã thải ra một lợng lớn rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, chưa kể rác thải công nghiệp của các nhà máy, trong khi đó bãi rác chôn lấp ở thị trấn chỉ hơn 1ha đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, quy hoạch nhà máy xử lý rác thải 30 ha chưa được đầu tư xây dựng; phương tiện chuyên dùng cho hoạt động thu gom rác thải còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; nhân thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế; công tác thu gom, xử lý rác thải chưa được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm đúng mức; lượng rác thải thu gom chiếm tỷ lệ còn thấp so với thực tế; tình trạng xả rác tùy tiện, gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan còn diễn ra nhiều nơi …

Đồng chí Nguyễn Trí Lạc, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát ghi nhận những kết quả đạt được sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 132 của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện Kỳ Anh, nhất là đã thành lập được 08 HTX môi trường đô thị; cho ra đời mô hình Công ty cổ phần quản lý MTĐT hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên quá triển khai còn bộc lộ nhiều hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết chưa hiệu quả; số lượng HTX môi trường thành lập được còn thấp; tình trạng rác thải trên các địa bàn các xã thuộc Khu kinh tế Vũng Áng phát sinh không xử lý được, đặc biệt là rác thải tập trung dọc đường Quốc lộ 1A, các địa điểm công cộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan chưa chặt chẽ … Để khắc phục những hạn chế, yếu kém này, trong thời gian tới Kỳ Anh phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để cho các cấp, các ngành và mọi người dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thu gom, xử lý rác thải; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa UBND huyện với Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng trong về công tác quản lý nhà nước về môi trường; chỉ đạo UBND các xã xây dựng các điểm trung chuyển rác theo quy hoạch đã được phê duyệt;có chế tài xử lý nghiêm đối với những tổ chức, các nhân vi phạm; tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh một số cơ chế, chính sách đói với các tổ chức hoạt đọng dịch vụ công ích trên lĩnh vực môi trường … Đối với những kiến nghị đề xuất của huyện và qua gám sát ở các đơn vị khác trên địa bàn toàn tỉnh, Đoàn sẽ tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để trình ra kỳ họp thứ 8 trong thời gian tới.


    Ý kiến bạn đọc