(Lược ghi theo bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Tp Hồ Chí Minh)

        LBBT: Để bạn đọc, nhất là ĐBHĐND tham khảo kinh nghiệm hoạt động, nhằm thực hiên tốt chức năng của người đại biểu nhân dân, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lược ghi bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Thành phó Hồ Chí Minh, một người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đại biểu HĐND nhiều khóa.

"> (Lược ghi theo bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Tp Hồ Chí Minh)

        LBBT: Để bạn đọc, nhất là ĐBHĐND tham khảo kinh nghiệm hoạt động, nhằm thực hiên tốt chức năng của người đại biểu nhân dân, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lược ghi bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Thành phó Hồ Chí Minh, một người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đại biểu HĐND nhiều khóa.

" /> Kinh nghiệm làm đại biểu HĐND của tôi (Lược ghi theo bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Tp Hồ Chí Minh)

        LBBT: Để bạn đọc, nhất là ĐBHĐND tham khảo kinh nghiệm hoạt động, nhằm thực hiên tốt chức năng của người đại biểu nhân dân, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lược ghi bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Thành phó Hồ Chí Minh, một người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đại biểu HĐND nhiều khóa.

"> (Lược ghi theo bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Tp Hồ Chí Minh)

        LBBT: Để bạn đọc, nhất là ĐBHĐND tham khảo kinh nghiệm hoạt động, nhằm thực hiên tốt chức năng của người đại biểu nhân dân, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lược ghi bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Thành phó Hồ Chí Minh, một người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đại biểu HĐND nhiều khóa.

" />
Kinh nghiệm làm đại biểu HĐND của tôi
EmailPrintAa
10:40 10/08/2012

(Lược ghi theo bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Tp Hồ Chí Minh)

        LBBT: Để bạn đọc, nhất là ĐBHĐND tham khảo kinh nghiệm hoạt động, nhằm thực hiên tốt chức năng của người đại biểu nhân dân, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lược ghi bài phát biểu của ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND Thành phó Hồ Chí Minh, một người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đại biểu HĐND nhiều khóa.

Trong cuộc đời đại biểu của chúng ta có quá nhiều việc để có thể chia sẻ. Bài phát biểu này của tôi chỉ đơn giản là sự chia sẻ, chia sẻ những điều thật nhất về những điều mà quý đồng nghiệp cũng đang trải qua. Chính vì thế những điều tôi trình bày dưới đây chỉ đơn giản là sự chia sẻ giữa anh em đồng nghiệp bằng kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời gian qua.

Tôi, ông Hội đồng Khoa là một người dân thường. Không là cán bộ công chức, không là đảng viên. Không có một công việc gì gắn chặt với hệ thống công quyền hiện nay ở thành phố HCM. Trước khi làm đại biểu HĐND ông Khoa là một người dân thường. Hiện nay đang là đại biểu HĐND ông Khoa cũng là một người dân thường. Và nhiệm kỳ của chúng ta sau vài năm nữa hết ông Khoa vẫn mãi mãi là người dân thường. Tôi, Đặng Văn Khoa, một đại biểu tự ứng cử tham gia HĐND từ năm 1999 đến nay.

Ông Đặng Khoa Văn, đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Trong hoạt động HĐND điều tôi suy nghĩ nhiều nhất đó là người đại biểu HĐ là ai? Tôi chỉ suy nghĩ đơn giản như thế này, cái điều quan trọng nhất của người đại biểu đó là sứ mạng đại diện. Tôi hình dung đây là điều cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc đời người đại biểu. Anh đại diện cho ai, cho quyền lợi nào, điều đó sẽ quyết định toàn bộ hoạt động của anh. Đối với tôi, tôi nghĩ rằng người đại biểu nhân dân đơn giản nhất là đại diện cho quyền lợi của người dân trong một đất nước, trong một địa phương. Tôi cho rằng người đại biểu chúng ta phải thực hiện trách nhiệm đại diện của mình bằng mọi khả năng, bằng cả tấm lòng của chúng ta để có thể mang tất cả những bề bộn, cái đẹp, cái xấu, cái tốt của thực tế ngoài đời vào nghị trường. Và trong nghị trường này chúng ta phải thảo luận, tranh luận, chất vấn, kiến nghị, để có thể làm sao mang cả hoạt động nghị trường ra cuộc sống bên ngoài. Nếu không những thảo luận của chúng ta là vô ích. Làm sao để tất cả những thảo luận, tranh luận, chất vấn của chúng ta có thể được mang ra áp dụng vào cuộc sống.

 Chất vấn: Hoạt động giám sát không thể thiếu tại kỳ họp.

Hoạt động giám sát của Hội đồng có rất nhiều vấn đề, nhiều hình thức. Tôi xin dành thời gian nhiều hơn để chia sẻ về một trong những hoạt động giám sát, đó là chất vấn. Chất vấn và trả lời chất vấn là một hình thức quan trọng trong hoạt động giám sát. Ở thành phố HCM, mỗi kỳ họp HĐ có trên dưới 100 câu chất vấn. Xuất phát từ 15-20 đại biểu, 5-7 tổ đại biểu đưa ra câu hỏi chất vấn. Và ở mỗi kỳ họp phải dành ít nhất một ngày cho hoạt động chất vấn. Các cuộc chất vấn đều có truyền hình trực tiếp. Đây là hoạt động thu hút được quan tâm theo dõi của phần lớn cử tri và là điểm đinh, điểm nóng trong hoạt động của HĐND TP.HCM. Trong một địa phương tập trung nhiều phương tiện thông tin đại chúng của cả nước, mỗi kỳ họp HĐND có 3, 4 đài truyền hình khác nhau, ba bốn chục tờ báo khác nhau, có tờ phát hành cả nước, có tờ phát hành cả thế giới. Nói vậy để thấy đó là hoạt động mang tính công khai rất cao. Mỗi kỳ họp từ năm 1999 đến nay tôi thường có khoảng hai đến ba chục vấn đề chất vấn. Từ ít người chất vấn giờ trở thành nhiều người chất vấn. Nó trở thành sự lan tỏa không khí chất vấn, trở thành một hiệu ứng. Báo Tuổi trẻ đã đưa một hình ảnh là tôi như một nhân vật phản biện trong năm.

Chất vấn: Không phải là hỏi để biết…

Đi vào hoạt động chất vấn, tôi nghĩ rằng chất vấn không phải để hỏi cho biết. Thực tế có nhiều chất vấn không mang ý nghĩa chất vấn. Theo cách hiểu của tôi, chất vấn là cách để tìm hiểu vấn đề nó có thể chưa đúng chỗ này, chưa đúng chỗ kia, nguyên nhân vì sao, trách nhiệm của ai. Chúng ta cùng tìm giải pháp để cùng giải quyết vấn đề đó. Chứ chất vấn không phải để hỏi cho biết về vấn đề này, vấn đề kia. Chúng ta chất vấn cái gì? Qua 6 tháng, qua hơn một năm, ở địa phương chúng ta trong một loạt vấn đề giao thông, y tế, kinh tế, giáo dục, an ninh trật tự, xây dựng công trình văn hóa, môi trường chúng ta có vấn đề gì để chất vấn? Tôi nghĩ chất vấn đúng hay nêu một vấn đề đúng nghĩa là vấn đề có cái sai lên để tìm giải pháp cho nó đúng. Giá trị của việc nêu vấn đề chất vấn đúng là rất lớn tương đương với việc trả lời đúng. Tôi nghĩ rằng mỗi kỳ họp đều phải nóng bỏng những vấn đề cần chất vấn. Nếu một kỳ họp không có vấn đề gì chất vấn thì phải xem lại trong giai đoạn này có vấn đề gì bất thường hay không?

Khai thác ý tưởng chất vấn từ đâu?

Theo kinh nghiệm của tôi, thứ nhất là từ dân.  Người dân của chúng ta ngày hôm nay ý thức được về quyền, trách nhiệm và thông minh hơn chúng ta trong lĩnh vực hẹp mà họ chịu sự tác động. Trung bình một ngày chúng tôi nhận được mười mấy đơn từ của người dân và bà con, không chỉ gửi đơn từ cụ thể về vụ việc mà còn gửi cả vấn đề liên quan đến pháp lý nên chất vấn người này, nên chất vấn người kia, quy trách nhiệm cho họ. Tôi cho rằng đây là một nguồn thông tin quan trọng để người đại biểu tìm vấn đề chất vấn đúng. Tôi xin chia sẻ một người đại biểu có thể có nhiều yêu cầu nhưng cái yêu cầu tôi cho là quan trọng nhất đó là sự gần gũi với nhân dân. Đã là người đại biểu mà không có sự liên hệ gắn bó với người dân thì người dân sẽ không tin, không tới, không chia sẻ. Đó là cái khó của người đại biểu. Người đại biểu nếu không gần dân sẽ bị khô cứng, chỉ có lý thuyết mà xa rời thực tế. Nói một cách hình tượng hơn như một cái cây mà rễ đã bị bứt ra khỏi đất. Sẽ chết dần chết mòn trong nghị trường và chết dần chết mòn trong lòng dân.

Nguồn thông tin thứ 2 là báo chí. Chúng ta có mạng báo chí rất lớn. Báo chí phản ảnh rất nhiều thông tin trong khi đại biểu chúng ta không bao quát hết được. Bản thân tôi mỗi ngày đọc lướt cũng phải trên mười tờ báo. Vài tạp chí, trên mạng chúng ta tranh thủ đọc lúc này lúc kia, đọc lướt qua các vấn đề, ghi chú lại các vấn đề quan tâm. Nguồn thông tin ở báo là cơ sở ban đầu khá quan trọng.

Nguồn thông tin thứ 3 cũng rất quan trọng là từ việc tham gia các đoàn khảo sát, giám sát, làm việc với các cơ quan ban, ngành trong địa phương. Đi như vậy chúng ta tiếp nhận được những thông tin chính thống. Qua trao đổi trong các cuộc khảo sát, giám sát xuất hiện những vấn đề chúng ta quan tâm. Và chúng ta có thể nêu thành vấn đề chất vấn.

Một điều rất quan trọng nữa là cá nhân đại biểu chúng ta cũng chính là một người dân chịu tất cả những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc như tất cả những người dân địa phương. Những trăn trở cảm nhận của chính mình cũng có thể là nguồn cơ sở ban đầu để chúng ta suy nghĩ về vấn đề chất vấn và đi đến quyết định chất vấn.

Chuẩn bị thông tin cho chất vấn như thế nào?

Chuẩn bị chất vấn, chúng ta không thể nghe báo hay nghe phản ánh của người dân để chụp ngay vấn đề đó làm thành vấn đề chất vấn. Mà trước vấn đề đặt ra thì chúng ta phải tìm hiểu vấn đề. Ví dụ: Nhân dân phản ánh doanh trại quân đội lấn chiếm ra ngoài ranh giới, lấn chiếm nhà dân. Bí thư chi bộ, mặt trận khu phố tới gặp tôi để trình bày về vấn đề đó với rất nhiều hình ảnh, thông tin. Tôi vẫn đi tới hiện trường, tới ngay khu vực của hàng ngàn người dân sinh sống xem thực tế diễn biến như thế nào. Tôi gọi ngay Chủ tịch UBND quận đó hỏi vấn đề đó như thế nào, trao đổi thông tin. Vị Chủ tịch UBND quận đó đã triệu tập ngay cuộc họp Phòng Quản lý đô thị và đại diện doanh trại quân đội cùng tôi hai bên ngồi trao đổi. Trình bày Sở Quy hoạch đô thị đã có ý kiến như thế này, Sở Xây dựng đã có ý kiến kia. Chúng tôi nghe, ghi nhận những ý kiến đó. Sau đó tôi đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Quy hoạch cho tôi gặp. Sau khi tổng hợp tất cả thông tin từ người dân, từ hiện trường, từ đơn vị chủ quản tại chỗ cho đến Giám đốc ban ngành hữu quan người đại biểu mới ngồi suy nghĩ lại có vấn đề gì ở đây? Đúng sai như thế nào? Trách nhiệm ra làm sao? Có cần chất vấn hay không cần chất vấn? dân đúng hay dân sai? Sở ban ngành đúng hay sai… rồi mới quyết định đặt thành vấn đề chất vấn hay gạt vấn đề đó sang một bên. Cách làm phải hết sức cẩn trọng, khách quan, toàn diện thì mới xác định được vấn đề chất vấn hay không chất vấn và chất vấn có hiệu quả hay không. Tôi xin minh họa ở thành phố HCM, hầu hết các bệnh viện đều thải nước thải y tế ra môi trường không qua xử lý, hoặc chỉ xử lý đơn giản không đạt yêu cầu. Tôi đặt thành vấn đề chất vấn. Sở Y tế nhận trách nhiệm, Sở Môi trường cũng nhận trách nhiệm. 2 Sở đều ghi nhận ý kiến của tôi đưa ra là đúng và sẽ tìm giải pháp để khắc phục. Kỳ họp sau cũng vậy, kỳ họp sau nữa cũng không có thay đổi gì. 4, 5 năm trôi qua, câu hỏi chất vấn cùng một nội dung vẫn được đưa ra. Không biết làm sao, kỳ họp năm vừa rồi tôi tiếp tục tìm hiểu vấn đề này. Tình trạng vẫn y nguyên xi không có gì thay đổi. Buổi chiều trước phiên chất vấn 1 ngày, tôi tới thẳng bệnh viện gặp Giám đốc bệnh viện yêu cầu cho tôi tới chỗ xử lý nước thải y tế. Tôi lấy ngay một bình nước đầy máu và chất dơ ở trong bệnh viện. Trong buổi chất vấn tôi đặt vấn đề trách nhiệm của Sở y tế về vấn đề bảo vệ sức khỏe của người dân trong việc xử lý nước thải y tế. Các anh trả lời thế này, thế kia. Tôi đã đưa ngay hình ảnh cái bình nước đó. Hình ảnh đó có tác động đánh động về mặt chính trị chứ không mang tính chất điều tra hay thanh tra nào khác. Từ một hình ảnh thực tế sinh động như vậy, Ủy ban đã quyết định dành ra 62 tỷ từ ngân sách để tập trung xử lý vấn đề nước thải y tế. Để chuẩn bị những câu chất vấn người đại biểu phải đọc rất nhiều tài liệu. Riêng một câu chất vấn về y tế chỉ 2 dòng thôi người đại biểu phải tìm thông tin ở thành phố này có bao nhiêu bệnh viện. Mỗi bệnh viện xử lý nước thải như thế nào, có bị phạt hay chưa, nếu bị phạt thì bị bao nhiêu lần, báo cáo của Sở Y tế…khi chúng ta nắm được tất cả các thông tin thì chúng ta đưa vấn đề ra chất vấn.

Cách soạn câu chất vấn

Chuẩn bị như vậy rồi chúng ta soạn câu hỏi như thế nào đây. Theo tôi câu chất vấn chỉ nên 2 đến 3 dòng là đủ. Nhiều đại biểu soạn câu chất vấn dài. Một câu nêu vấn đề, còn đằng sau vấn đề đó là gì thì chúng ta sẽ tranh luận khi chất vấn. Chúng ta tránh những câu hỏi mang tính cách là hỏi cho biết. Ví dụ có những đại biểu hỏi "Đề nghị Sở Giáo dục cho biết năm học tới chỉ tiêu số lượng là bao nhiêu?" câu chất vấn nên đi thẳng vào trách nhiệm, ví dụ: "Hàng loạt công sở bị sử dụng tùy tiện, bừa bãi, cho thuê, thậm chí biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng. Ai là người có trách nhiệm về vấn đề này?". Tôi chất vấn UBND như vậy. Và để chuẩn bị cho câu chất vấn đó tôi đã phải chuẩn bị hàng loạt thông tin về vấn đề này. Và phải đi kiểm tra những thông tin đó một cách nghiêm túc. Chẳng hạn trước khi chất vấn tôi đi hàng loạt các công sở của nhà nước. Ví dụ: Tôi đến một khu nhà lầu rất lớn khoảng chừng năm bảy ngàn m2 trước đây là khu đất công và giao cho một công ty nào đó của Quận sử dụng làm mục đích kinh doanh. Sau một thời gian công ty đó không thuê nữa, cơ quan quản lý khu nhà đó cũng quên luôn. Cấp Quận ngang nhiên tịch thu khu đất đó. Sở Xây dựng cũng ngang nhiên cấp giấy phép cho xây dựng biến công sở đó thành đất riêng chia lô bán toàn bộ. Thật ra nói bằng lời về vấn đề này cũng được thôi, nhưng nếu chúng ta có thêm hình ảnh minh họa thì người ta dễ hiểu, dễ đồng cảm. Chẳng hạn có một câu chất vấn như thế này: "60% lượng nước thải từ hàng ngàn nhà máy khu công nghiệp ở thành phố HCM thải ra môi trường không qua công nghệ xử lý trong nhiều năm qua. Trách nhiệm cho ai?". Hoặc chẳng hạn như: "Việc mua bán đồng hồ điện tử giữa công ty điện lực thành phố với công ty của Singapore có vấn đề gì mờ ám? Trách nhiệm thuộc về ai? Đề nghị trả lời rõ câu hỏi này: Điện lực TP có bị lừa hay không?". Hoặc "Hàng năm TP bỏ ra hàng tỷ đồng để đền bù cho việc giải tỏa kênh rạch trong lúc tệ lấn chiếm kênh rạch của các cơ quan nhà nước và của người dân vẫn diễn ra một cách trầm trọng. Có phải chính TP thiếu trách nhiệm trong vấn đề này hay không?". Trong phần đặt câu hỏi chúng ta đi trực tiếp vấn đề trong vòng 2, 3 câu. Xác định vấn đề, trách nhiệm của cơ quan nào với ai? Với những thông tin như vậy thì chúng ta đã tìm hiểu kỹ rồi nhưng ra nghị trường thì như thế nào để không phải chúng ta thảy một vấn đề ra không trung rồi một Giám đốc Sở hay Chủ tịch UBND trả lời cũng đi vào khoảng không. Việc này đòi hỏi sự hiểu biết và bản lĩnh của người đại biểu. Kinh nghiệm cho thấy, chúng ta phải tốn kém nhiều công sức. Với một câu hỏi tôi thường kèm theo đó rất nhiều tài liệu liên quan. Khi chất vấn như vậy chúng ta cũng hình dung ngay người trả lời chất vấn sẽ trả lời như thế nào. Hình dung phương án một họ trả lời như thế này thì chúng ta tranh luận như thế này. Phương án hai họ trả lời như thế này thì chúng ta trả lời như thế kia. Không phải để đánh đố hay hạ uy tín của nhau mà để mọi việc tốt hơn. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị trước các tình huống sẽ xảy ra trong chất vấn và tranh luận. Nghĩa là chúng ta phải nắm rất chắc vấn đề cả về chủ trương chính sách, các quyết định và cả những diễn biến trong thực tế. Ta sẽ đi đến cùng để sự việc đó không xảy ra nữa.

Chất vấn "nóng": Hãy tìm kiếm sự ủng hộ!

Có một kinh nghiệm quan trọng nữa là cần có sự trao đổi với các đại biểu. Một vấn đề nóng như vậy nhưng tiếng nói của đại biểu chỉ một lá phiếu, chúng ta lại không có phe phái, cánh tả, cánh hữu trong hội đồng thì vấn đề nhiều khi lại thành nguội; nên chăng trước khi chất vấn chúng ta trao đổi với các đại biểu là trong kỳ họp này tôi sẽ chất vấn về vấn đề nọ, vấn đề kia, vấn đề đó rất nóng bỏng. Anh kia nói anh chất vấn tôi sẽ nói thêm, tôi cũng bức xúc với vấn đề đó lắm. Nếu có nhiều đại biểu đồng cảm với mình như vậy thì vấn đề sẽ được tháo gỡ.

Sự động viên khuyến khích của lãnh đạo Hội đồng rất quan trọng. 5-7 năm trước tôi là người dân thường vào HĐ có biết gì đâu. Kỹ năng không biết, chính trị cũng không rành. Quan hệ hiểu biết luật pháp cũng không nhiều như cán bộ công chức. Nhưng các anh lãnh đạo HĐ rất động viên. Cứ tranh luận, cứ chất vấn. Trước khi vào kỳ họp đ/c PCT HĐ gọi điện cho tôi nói kỳ này anh Khoa chuẩn bị được nhiều ý kiến chưa. Nên đặt vấn đề này, vấn đề kia thêm…tạo điều kiện rất thuận lợi, động viên người đại biểu lên tiếng phản biện. Thậm chí ở TP.HCM trước kỳ họp thường trực 3 bên (Thành ủy, HĐND, UBND) họp chuẩn bị nội dung và các vấn đề nóng cho kỳ họp. Ngay cả phiên họp đó cũng mời tôi và một số đại biểu khác tham dự. Chứ thực ra 6,7 năm trước tôi lò dò vào HĐ, khi tôi lên tiếng mấy chục câu như vậy mà lãnh đạo HĐ nói anh Khoa hạn chế nói thôi, nói nhiều quá không tốt đâu thì có lẽ bây giờ không có ông Hội đồng Khoa. Lãnh đạo HĐ khuyến khích động viên tôi lên tiếng và uốn nắn tôi lên tiếng chuẩn mực.

"Đã được bầu thì ráng mà làm, không làm thì mang nợ với dân"…

Thời gian đâu để người đại biểu có thể làm điều đó. Đây là vấn đề cũng khá khó đối với đa số chúng ta. Vì tôi cũng như các đại biểu ở đây không phải là đại biểu chuyên trách, chỉ là người dân thường làm ăn sinh sống. Mỗi vị đại biểu ngồi đây mỗi người một công việc, một vị trí khác nhau. Nói theo lý luận đã được bầu thì ráng mà làm, không làm thì mang nợ với dân. Nhưng cụ thể thì giải quyết như thế nào bây giờ. Nếu chúng ta chấp nhận cái nghiệp làm đại biểu thì phải hy sinh một chút xíu. Đối với tôi là giảm bớt thời gian cho công việc và có một thủ thuật đơn giản như thế này là lúc nào tôi cũng là đại biểu. Khi đưa con tôi đi học, đón vợ tôi đi chợ, đi tà tà ngoài đường phố thì lúc nào tôi cũng nghĩ mình là đại biểu và tôi mở to mắt mình ra, lắng nghe thật nhiều điều, bỏ vào trong bụng để suy nghĩ. Tôi nghĩ nếu chúng ta đi đến kỳ họp mà nặng trĩu trong bụng thì mới có điều mà nói và nói đúng được. Còn nếu đi đến kỳ họp mà trong bụng trống rỗng không có điều gì bức xúc, trăn trở thì khó có thể làm đại biểu một cách đầy đủ được. Trong người tôi lúc nào cũng có 2 thứ: một máy chụp hình nhỏ nhỏ, gặp điều gì bất thường tôi chụp hết từ chuyện lấn chiếm kênh rạch, rồi đến quy định của thành phố nhà nhỏ không được xây 3 tầng, được 17 m2 mà 3 tầng lầu, có vấn đề gì không? Nghĩa là đi đâu chúng ta cũng có sẵn công cụ để làm việc và công cụ thứ 2 là cái thước. Cái thước dùng để đo bê tông, đo độ dài thanh sắt. Cái thước đơn giản như vậy nhưng có thể đo được cả lương tâm và trách nhiệm của con người. Nó rất đáng để chúng ta cầm theo.

Nói tóm lại để làm được việc chất vấn, người đại biểu cần đầu tiên là dũng khí. Nếu không có dũng khí chính trị thì khó làm đại biểu. Tức là vì cái chung, vì lợi ích chung cái gì cần nói chúng ta thẳng thắn nói. Điều đó có thể gây bất lợi cho chúng ta, vì thế chúng ta cần dũng khí chính trị. Thứ hai, chúng ta cần dành thời gian công sức để có hiểu biết, không có thời gian thì không thể làm được. Cuối cùng, trên tất cả là cần có một tấm lòng. Tôi nghĩ tấm lòng là rất quan trọng. 5 năm làm người đại biểu có thể rất ngắn, bình yên trôi qua. Nhưng có thể 5 năm đó dài dằng dặc, đầy rẫy những đau đớn, đầy rẫy những hạnh phúc trăn trở và chúng ta hy sinh những chuyện gì đó để làm người đại biểu của dân. Tôi rất hạnh phúc vinh dự làm người đại biểu của người dân TP.HCM.


    Ý kiến bạn đọc