Một số suy nghĩ sau khi lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội và HĐND các cấp
EmailPrintAa
14:59 05/08/2013

Kỳ họp Quốc hội khóa 13 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tiếp đó HĐND các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Đây là một việc làm chưa có tiền lệ. Vì vậy có nhiều ý kiến được nêu lên, tranh cãi xung quanh tính khách quan, minh bạch, công tâm… khi tiến hành bỏ phiếu. Nói thẳng ra không ít người nghi ngờ tác dụng của nó.

Việc gì đến sẽ đến. Kết quả lấy phiếu tại Quốc hội cũng như kết quả việc lấy phiếu tại kỳ họp HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã được công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thông báo rộng rãi cho cử tri cả nước và từng địa phương biết. Lời giải của bài toán đã có đáp số. Đó là các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đã hoàn thành trách nhiệm của mình trước nhân dân và niềm tin mà cử tri đã gửi gắm thông qua việc bỏ phiếu của mình cho các đại biểu giữ chức vụ do được Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn theo 3 tiêu chí: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Đa phần các lĩnh vực còn nhiều khuyết điểm, tồn tại thì số phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thâp là nhiều, số phiếu tín nhiệm cao ít, thậm chí rất ít. Điều đó chứng tỏ việc chắt lọc thông tin, đánh giá đúng mức và cân nhắc khi bỏ phiếu đã được phân đông các đại biểu thấm nhuần khi thực hiện trọng trách của mình trong việc bỏ phiếu cho các chức danh do QH, HĐND bầu ra.Quần chúng nhân dân và cử tri hài long khi thấy rằng không có việc ‘ hòa cả làng” trong bỏ phiếu như một số đã nghi ngờ lúc ban đầu.

Trong bối cảnh của nước ta hiện nay, khi mà tiêu cực không còn là hiện tượng cá biệt mà đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, thậm chí là ở những cán bộ cấp cao giữ trọng trách lớn ở các lĩnh vực thì việc bỏ phiếu là một tiếng chuông cảnh tỉnh, một sự răn đe những người có sai phạm. Trên cơ sở đó những người có số phiếu tín nhiệm cao tiếp tục phát huy những ưu điểm của mình, cống hiến nhiều cho Đảng, cho nhân dân. Những người có tín nhiệm thấp cần nghiêm túc xem lại bản thân, trên mội cách khắc phục, sửa chữa những tồn tại, yếu kém để vươn lên xứng đáng với quyền được nhân dân giao phó.

Căn cứ nghị quyết số 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2013 thì định kỳ hàng năm, HĐND sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Như vậy việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua mới là bước đầu, bước mở màn cho việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm mà HĐND có trách nhiệm phải thực hiện.

Vấn đề đặt ra là năm nào cũng bỏ phiếu tín nhiệm thì lần thứ nhất chỉ là răn đe, cảnh cáo. Nhưng từ lần thứ hai và các lần tiếp theo phải nâng lên ở mức miễn nhiệm và bãi nhiệm. Có như vậy việc bỏ phiếu mới có hiệu quả, thực sự góp phần vào việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo thực sự có năng lực, có đạo đức, làm rường cột cho đất nước, đưa đất nước đi lên văn minh, hiện đại.

Lấy phiếu tín nhiệm là một hình thức giám sát đặc biệt của Quốc hội, HĐND đối với các chức danh do mình bầu ra. Việc đánh giá chính xác mức độ tín nhiệm đói với người được lấy phiếu là rất quan trọng. Thực hiện tốt, nhiều cán bộ tốt được phát hiện và sử dụng có lợi cho dân, cho nước. Làm không tốt sẽ hợp pháp hóa cho các phần tử cơ hội, chui sâu leo cao, làm thì ít, phá thì nhiều, cử tri mất lòng tin.

Là một cử tri, tôi xin đề nghị: thứ nhất, Quốc hội, HĐND các cấp mà cụ thể là HĐND tỉnh ta cần sớm tổng kết việc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua đã đem lại kết quả gì trong đời sống chính trị và trong quản lý cán bộ. Những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Có thể mở một họp thư riêng về vấn đề này trên Báo Đại biểu nhân dân, báo Nhân dân lấy thêm ý kiến đóng góp của nhân dân, của cử tri nhằm hoàn thiện cơ chế lấy phiếu tín nhiệm từ Quốc hội đến HĐND các cấp và cả của tổ chức Đảng như lời của đồng chí Tổng bí thư khi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội đã nói rằng cuối năm nay sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả trong Đảng.

Tôi có suy nghĩ, một trong nhiều nội dung quan trọng cần phải được thể hiện trong quy định về lấy phiếu tín nhiệm như công khai, minh bạch, khách quan, công tâm… cần phải nghiêm cấm việc mua phiếu, vận động bỏ phiếu. Không giám sát quyết liệt, triệt để nội dung này (vì rất khó phát hiện), chắc chắn kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ không như mong đơi là làm cho bộ máy quyền lực cao nhất của nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Nội dung thứ hai, là việc quy định các trường hợp miễn nhiệm và bãi nhiệm. cần hết sức rõ ràng, cụ thể và trong thành một nguyên tắc bắt buộc. Không có quy định này thì nói gì thì nói việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là hình thức. Khi mà mọi việc “ vũ như cẩn’ nghĩa là không cso gì thây đổi lớn qua các lần lấy phiếu tín nhiệm thì chỉ tốn thời gian và tiền của của nhân dân mà thôi.

Nội dung thứ ba, là tiêu chí bỏ phiếu. Thiết nghĩ các tiêu chí lấy phiếu như vừa qua, tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp mang nặng tính an ủi đối với người có tín nhiệm thấp. Thí dự tín nhiệm thấp cũng là một loại tín nhiệm, mà nói trắng ra là không tín nhiệm mới phải. Vì vậy, thiết nghĩ cần có sự thẳng thắn, rạch ròi trong việc lấy phiếu. Tiêu chí lấy phiếu chỉ nên bao hàm hai nội dung: tín nhiệm và không tín nhiệm, giống như kết quả thi đỗ và không đỗ. Nhìn vào tỷ lệ phiếu bầu có thể xác định được ngay người này được cử tri (thông qua đại diện của họ) tín nhiệm đối với vị trí công tác được HĐND giao và người không được tín nhiệm. Sức nặng của lá phiếu là ở chỗ này.

Đầu đi đuôi lọt, mới lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn đã có kết quả tương đối tốt thể hiện cáo tín dân chủ trong thời kỳ mới – thời kỳ công bộc của dân phải biết sửa sai trước dân. Rút kinh nghiệm chắc chắn các kỳ bỏ phiếu tiếp theo hàng năm sẽ tốt hơn, đáp ứng được sự quan tâm và mong đợi của cử tri.

Trần Đình Vọng


    Ý kiến bạn đọc