Tại hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã có bài phát biểu quan trọng. Chúng tôi xin trích đăng toàn văn bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội.

">         Tại hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã có bài phát biểu quan trọng. Chúng tôi xin trích đăng toàn văn bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội.

" /> Phát biểu của đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tại hội nghị Thường trực các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ         Tại hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã có bài phát biểu quan trọng. Chúng tôi xin trích đăng toàn văn bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội.

">         Tại hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã có bài phát biểu quan trọng. Chúng tôi xin trích đăng toàn văn bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội.

" />
Phát biểu của đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tại hội nghị Thường trực các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ
EmailPrintAa
09:45 01/02/2012

 

        Tại hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã có bài phát biểu quan trọng. Chúng tôi xin trích đăng toàn văn bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội.

Khu vực Bắc Trung bộ là nơi có truyền thống cách mạng kiên trung và cũng là mảnh đất chịu nhiều mưa bom bão đạn, mất mát, hy sinh trong hai cuộc kháng chiến để dành độc lập, tự do cho tổ quốc. Khu vực miền Trung cũng là vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, con người cần cù, cương trực, thông minh, hiếu học, nơi đây đang là điểm hẹn đầy tiềm năng thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và đầu tư phát triển kinh tế.

Hôm nay, tôi rất vui mừng được đến dự hội nghị giao ban của Thường trực HĐND các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ lần thứ 3 nhiệm kỳ 2011 – 2016 được tổ chức tại khu du lịch quốc gia Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Hội nghị lần này là dịp để chúng ta thảo luận, trao đổi kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn các giải pháp để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại diện Thường trực HĐND, các ban HĐND, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung bộ, các quý vị đại biểu và xin gửi đến các đồng chí, các vị đại biểu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại hội nghị

Nhân dịp này, tôi xin thông báo với các đồng chí vài nét về kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2011; kết quả thực hiện trong sáutháng đầu năm và việc triển khai thực hiện trong 6tháng cuối năm 2012. Bước vào năm 2012, kinh tế thế giới nói chung đang trên đà phục hồi nhưng còn diễn biến khó lường. Trong nước, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường trong nước thu hẹp, số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao, nhiều người lao động mất việc làm...Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả tích cực: Lạm phát được kiềm chế, trần lãi suất tiền gửi và lãi suất vay tín dụng đã giảm so với đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng cao, giảm dần tỷ lệ nhập siêu. Cán cân vốn và tài chính có sự cải thiện đáng kể, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giải ngân và đăng ký mới ổn định. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo với nhiều biện pháp thiết thực. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo được quan tâm chỉ đạo, thực hiện theo các chương trình,kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và đạt kết quả khả quan.

Quốc hội đã dành hai ngày rưỡi cho việc chất vấn và trả lời chất vấn. Không khí chất vấn, trả lời chất vấn thẳng thắn, có trách nhiệm và có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng cao. Các vị đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi gọn, rõ, đi thẳng vào vấn đề, các thành viên Chính phủ trả lời nhiều vấn đề quan trọng mà cử tri cả nước quan tâm, nghiêm túc kiểm điểm đánh giá, nhận rõ trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của mình.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 13 luật và nhiều Nghị quyết quan trọng như về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về bổ sung một số dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015; về việc ban hành một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012. Đây là những quyết sách quan trọng, thể chế hóa kịp thời các đường lối, chính sách của Đảng và cũng là cơ sở,tiền đề để HĐND các tỉnh, thành phố ra nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương.

Tại Hội nghị này, trong không khí dân chủ, thẳng thắn, với tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí đã có nhiều ý kiến phát biểu sôi nổi, tâm huyết, đề cập đến nhiều nội dung hoạt động của HĐND. Từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú của mình, các đại biểu đã đánh giá khách quan những mặt được và thẳng thắn chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND, đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát ở địa phương.

Qua theo dõi các tham luận và ý kiến phát biểu của đại diện thường trực HĐND, Ban của HĐND các tỉnh, tôi thấy các đồng chí đã có nhiều cố gắng, phát huy tính chủ động và tinh thần sáng tạo trên cơ sở quy định của pháp luật để làm tốt nhiệm vụ của các cơ quan dân cử và của người đại biểu nhân dân, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của HĐND là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Qua hoạt động thực tiễn cho thấy các đồng chí đã có nhiều cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực. Ví dụ: HĐND tỉnh Quảng Trị đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong việc xây dựng quy chế làm việc của HĐND và quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, giữa Thường trực UBND với Ban Thường trực UBMTTQVN; HĐND tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa đã quan tâm và có những đổi mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri và trong tổng hợp, đôn đốc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; HĐND tỉnh Nghệ An qua giám sát đã phát hiện ra một số hạng mục, công trình chưa được triển khai hoặc thực hiện chậm tiến độ, chưa đồng bộ; một số cơ chế chính sách quy định chưa sát với thực tế cần được điều chỉnh, bổ sung…; HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã có nhiều đổi mới với những cách làm, kinh nghiệm hay trong việc thực hiện chức năng giám sát, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND… Những cách làm này đã thực sự đem lại hiệu quả, cần được nghiên cứu, nhân rộng.

Về cơ bản, tôi đồng tình với nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, đề xuất của các đồng chí. Tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt cho nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương. Do đó, Hội đồng nhân dân, mà trước tiên là Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh cần chủ động nghiên cứu, quán triệt các chính sách của Đảng và nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, qua đó thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, khả thi phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ hai, trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Thường trực Hội đồng nhân dân cần chú trọng thể hiện vai trò chủ động trong điều hành và tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân. Vai trò này được thể hiện chủ yếu qua công tác chuẩn bị kỳ họp, chủ tọa kỳ họp và hoạt động giữa hai kỳ họp, nhất là hoạt động giám sát, cụ thể là:

- Trong công tác chuẩn bị kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân cần chủ động xin ý kiến cấp ủy Đảng và phối hợp với Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc để bàn về nội dung, chương trình kỳ họp để đảm bảo sự lãnh đạo và tạo ra sự đồng thuận, xây dựng chương trình kỳ họp khoa học và hợp lý. Các cơ quan chuyên môn và đại biểu là thành viên của các ban HĐND  cần chủ động nghiên cứu, nắm thông tin để kịp thời tham mưu cho Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm tra các nội dung trình Hội đồng nhân dân.

- Trong điều hành kỳ họp, các đồng chí trong Thường trực HĐND cần phải có kỹ năng, có kinh nghiệm và trình độ để định hướng, tạo không khí dân chủ, sôi nổi, thẳng thắn, nhưng vẫn mang tính xây dựng, phát huy được ý thức tự giác, tích cực của đại biểu cùng tham gia giải quyết các nội dung của kỳ họp. Công tác điều hành nội dung chất vấn của chủ tọa cần đúng trình tự, thủ tục nhưng cũng bảo đảm sự linh hoạt, chất vấn đến cùng và kết thúc đúng lúc.

- Về hoạt động giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân cần chủ động chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Ban của Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch, phương thức giám sát, qua đó lựa chọn những vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận nhân dân và cử tri ở địa phương quan tâm để đưa vào chương trình giám sát, tránh sự chồng chéo dẫn đến hạn chế hiệu quả giám sát. Báo cáo kết quả giám sát phải phản ánh một cách khách quan, đầy đủ nội dung và nêu rõ các kiến nghị. Thường trực Hội đồng nhân dân cần chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị giám sát, tích cực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng để bảo đảm các kiến nghị giám sát được thực hiện đầy đủ.

Thứ ba, trong hoạt động tiếp xúc cử tri, phải từng bước hạn chế và tiến tới loại bỏ hình thức tiếp xúc “đại cử tri, cử tri chuyên nghiệp”. Đại biểu phải gặp được nhiều cử tri, nhiều thành phần cử tri, đặc biệt là những người lao động, ý kiến của họ thường đặt ra những vấn đề thực tiễn phát sinh đòi hỏi Hội đồng nhân dân ban hành mới, sửa đổi chính sách của mình. Thường trực Hội đồng nhân dân cần xây dựng chương trình tiếp xúc cử tri sớm và hợp lý; chỉ đạo Văn phòng chuẩn bị tốt các điều kiện cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân, phối hợp tiếp xúc cử tri ở các cấp cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh; tích cực đôn đốc các cơ quan trả lời kiến nghị của cử tri; tại các cuộc tiếp xúc cử tri nên có lãnh đạo cấp huyện, cấp xã để kịp thời xử lý, trả lời ngay nhiều vấn đề cử tri nêu ra thuộc huyện, xã.

Thứ tư, Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh cần tăng cường giữ mối liên hệ, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban nhân dân cùng cấp trên các lĩnh vực hoạt động như công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp; tiến hành kỳ họp, xây dựng và thông qua các nghị quyết; triển khai nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp; hoạt động giám sát, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri… Bên cạnh đó, cần tăng cường, phối hợp tốt với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoạt động để một mặt tạo sự kết nối giữa trung ương với địa phương, một mặt nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Thứ năm, Ở khu vực Bắc Trung bộ chúng ta có tỉnh Quảng Trị là một trong 10 địa phương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Hiện nay, Chính phủ đang chuẩn bị các nội dung để tổng kết bước 2 thực hiện thí điểm; Hiến pháp năm 1992 đang được nghiên cứu, sửa đổi, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung các quy định về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Vì vậy, tại Hội nghị này, đề nghị các đồng chí phân tích, đánh giá, đóng góp ý kiến về ưu điểm và tồn tại bất cập trong việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, để từ đó có những kiến nghị đối với Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

          Tại Hội nghị này, các đồng chí đã nêu lên một số kiến nghị, đề xuất về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động của HĐND như việc cần ban hành Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân… Về vấn đề này, tôi xin thông tin để các đồng chí biết là theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, các dự án luật: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi), Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) đã được đưa vào chương trình chuẩn bị trong năm 2013 để nghiên cứu, phân công các cơ quan hữu quan soạn thảo và sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua vào thời điểm thích hợp trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII.

Cuối cùng, cho phép tôi thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí đại diện Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đã có mặt tham dự hội nghị này, cảm ơn lãnh đạo Tỉnh uỷ, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nhiệt tình, chu đáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thành công Hội nghị. Cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí đã đến dự và đưa tin về hội nghị.

Một lần nữa tôi xin chúc tất cả các đồng chí, quý vị đại biểu và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin chân thành cảm ơn.

 

 

 


    Ý kiến bạn đọc