Đồng chí Nguyễn Trí lạc, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc |
Những năm gần đây kinh tế Hà Tĩnh đã có sự phát triển mạnh, tốc độ cao với những điểm nổi bật thu hút đầu tư nước ngoài, xã hội hóa nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng KHCN trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển thương mại-dịch vụ…; giá trị sản lượng, sản phẩm hàng hóa của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ đội HTX được thành lập, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có chất lượng cao ngày càng tăng, công nghiệp, dịch vụ, bảo quản chế biến sau thu hoạch ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động tạo lập, xây dựng, chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của các cấp, các ngành về sở hữu trí tuệ còn hạn chế; hoạt động đăng ký bảo hộ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ còn ít; hoạt động khai thác các giá trị của sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm; các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh chưa được xây dựng và phát triển; một số thương hiệu sản phẩm, ngành hàng truyền thống đang bị mai một... Vì vậy, việc xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2015-2020 là việc làm hết sức cần thiết, nhằm đẩy mạnh các hoạt động phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, ngành hàng của tỉnh, nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quảng bá hình ảnh tỉnh Hà Tĩnh năng động gắn với các sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc sản; đảm bảo chủ động trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 114.375 triệu đồng.
Theo dự thảo, mục tiêu tổng quát của Đề án là nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về việc tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc sản, làng nghề, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu và dịch vụ gắn với quảng bá hình ảnh quê hương; phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, phong trào lao động sáng tạo, hỗ trợ các sáng kiến có hiệu quả; hình thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm của tỉnh nhà.
Với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 là 100% tập thể, cá nhân có nhu cầu được tuyên truyền, tập huấn kiến thức về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; tất cả các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của tỉnh đều được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; 80% các sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc sản và sản phẩm làng nghề, sản phẩm xuất khẩu được đăng ký bảo hộ thương hiệu và hình thành hệ thống quản lý, phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu để quảng bá, xúc tiến thương mại; 70% yêu cầu hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân về khai thác các sáng chế, giải pháp hữu ích; phát triển, ứng dụng nhân rộng các sáng kiến, có hiệu quả; khoảng 2000 các đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ, trong đó có 50 sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý…
Để thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Đề án đã đưa ra các nhóm giải pháp mang tính vừa tổng hợp vừa cụ thể như: đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức; quản lý và triển khai thực hiện đề án thông qua việc tổ chức thực hiện theo nhóm; chính sách hỗ trợ về kinh phí đào tạo tập huấn, thiết kế và xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong nước, quyền sở hữu công nghiệp nước ngoài, ứng dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích, sáng kiến, quản lý và phát triển tài sản cho các sản phẩm chủ yếu, sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề; nguồn kinh phí hỗ trợ…
|
Đồng chí Đỗ Khoa Văn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu |
Phát biểu tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đánh giá cao công tác chuẩn bị, cơ bản đồng tình, nhất trí với bố cục trình bày và tính cấp thiết, khách quan của Đề án. Đồng thời đề nghị bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề về: căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án; nguyên tắc, tiêu chí cơ chế và định mức hỗ trợ cho từng nội dung công việc; phạm vi áp dụng và đối tượng được hỗ trợ; nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương tỉnh, huyện và xã; về phân công tổ chức thực hiện cần xác định rõ trách nhiệm các cơ quan chủ thể của Đề án, cơ quan phối hợp, trách nhiệm của các cấp chính quyền, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân được hỗ trợ; về hạn chế cần đánh giá cả về hạn chế nhận thức của người dân; phân rõ trách nhiệm và cụ thể nhiệm vụ cho từng sở, ngành để thực hiện dự án; cần có những tính toán cụ thể, xây dựng được mục tiêu chung cho từng loại hình sản phẩm; soát xét lại danh mục các sản phẩm, dịch vụ ưu tiên xác lập và phát triển; sắp xếp lại các phần, mục cho hợp lý tránh sự trùng lặp trong nội dung Đề án… Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổng hợp các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự và thống nhất một số nội dung thảo luận; đồng thời đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tiếp thu ý kiến góp ý để bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện tờ trình, dự thảo Nghị quyết, Đề án; yêu cầu các sở, ngành và các thành viên ban kinh tế ngân sách tiếp tục dành thời gian góp ý để đề án thiết thực hơn, giúp Sở Khoa học và Công nghệ sớm hoàn thiện Đề án để Ban thẩm tra trình ra kỳ họp.
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)