Theo báo cáo, việc thực hiến các dự án thuộc ODA, NGO thuộc Sở Kế Hoạch- Đầu tư với mục đích nhằm mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, năng suất sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, tăng cường vận chuyển hàng hóa, gỉảm chi phí sản xuất và bán hàng, xóa đói giảm nghèo giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng nhằm xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo của các đơn vị: Về dự án “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo tỉnh Hà Tĩnh - ISDP” với tổng vốn 13.153.340 đô la, trong đó đối ứng là 2.653.340 đô la, thời gian thực hiện 5 năm, được triển khai tại 8 huyện và một số xã nghèo của thành phố Hà Tĩnh, đã nâng cấp 64 công trình thủy lợi, 47 trạm bơm kênh mương, khi kết thúc dự án đã giải ngân được 100% với tổng giá trị 271,732 tỷ đồng. Về dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh –HIRDP” với tổng vốn 18.626.009 đô la, đối ứng 4.006.285 đô la (gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng) thời gian 5 năm, tại 77 xã thuộc diện nghèo. Về dự án “phát triển cơ sở hạ tâng thiết yếu các xã vùng bãi ngang ven biển nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” thuộc dự án “ Phát triển cơ sở hạ tầng vùng duyên hải- ICDP” với tổng vốn 14.348.414 đô la, trong đó vốn đối ứng là 2.848.414 đô la, thời gian thực hiện 5 năm, bắt đầu từ năm 2012, tại 22 xã nghèo tại 5 huyện trong tỉnh.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã ghi nhận các kết quả của các đơn vị, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đặc biệt đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh nhà phát triển, huy động được nhiều vốn đầu tư, từng bước tạo cơ chế trong cách quản lý, lập kế hoạch, triển khai các mô hình cho địa phương cấp xã, trong quá trình triển khai có sự thẩm định vốn, thẩm tra các chi phí quản lý một cách đầy đủ, bên cạnh đó có nhiều ý kiến làm rõ một số nội dung về cơ chế quản lý phối hợp còn thiếu chặt chẽ, chưa sát quy trình, cần quan tâm yếu tố người nước ngoài và cần thực hiện viêc hạch toán theo quy định nhà nước chứ không phải theo nhà đầu tư.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh lưu ý: Trong thời gian tới các đơn vị cần cân đối để phân bố dự án hợp lý cho các địa phương; sớm trao quyền tự quản cho địa phương; từng bước xây dựng cơ chế quản lý, đảm bảo tính bền vững, cần có sự kiểm tra giám sát thương xuyên, tạo điều kiện để thu hút được nhiều nguồn vốn ODA. Cần khắc phục các hạn chế như tính bền vững của dự án chưa cao, việc huy động đối ứng khó khăn, thủ tục con rờm rà, chế độ báo cáo chưa đầy đủ, việc phối hợp các ngành chưa cao, cấp xã và huyện phối hợp chưa tốt; chưa triển khai tổng kết đánh giá cả quá trình, chưa có nguyên tắc chung khi sử dụng các nguồn vốn.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Thiều Đình Duy đã nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện nếu thấy bất hợp lý thì khắc phục kịp thời, chú ý học cách làm nước ngoài, chú ý quan tâm phối hợp quản lý tốt yếu tố nước ngoài, quản lý lý tài chính chặt chẽ, đảm bảo điều hòa giữa các vùng, đồng thời lưu ý một số dự án khi đưa vào sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao, một số công trình chưa thiết thực. Đồng thời đề nghị các ban quản lý các dự án tiếp tục làm thật tốt để tạo niềm tin, thu hút các nguồn vốn về cho tỉnh và báo cáo thực hiện cho HĐND tỉnh một cách thường xuyên.
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)