Đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Phó Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được UBND tỉnh giao làm Chủ đầu tư, triển khai thực hiện 8 dự án ODA, với tổng mức đầu tư 1.342,963 tỷ đồng (trong đó vốn ODA 1.097,399 tỷ đồng, vốn đối ứng là 244,564 tỷ đồng) gồm các dự án: Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh Miền trung; dự án nạo vét chỉnh trị cảng neo đậu tránh trú bão Cửa Sót; dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; dự án cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Thạch Bằng; Dự án nâng cấp tuyến đê Phúc – Long - Nhượng; dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ; dự án nông nghiệp các bon thấp và dự án chương trình hợp tác LHQ về "giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng”. Sau khi Dự án được ký kết, Lãnh đạo sở đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí cán bộ phụ trách, chỉ đạo, điều hành từng dự án theo đúng quy định; kịp thời trình phê duyệt tổng thể các dự án để phân bổ vốn, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng quý; thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư đối với dự án hoặc các hợp phần bảo đảm theo cam kết; công tác giám sát, đánh giá chất lượng chương trình, dự án được thực hiện theo đúng quy trình … các chương trình, dự án hoàn thành đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết kết quả đạt được, quá trình thực hiện các dự án vẫn còn một số khó khăn như: Vốn đối ứng chưa được bố trí đầy đủ, kịp thời; một số dự án thời gian được phê duyệt và triển khai còn dài; một số dự án thường xuyên phải điều chỉnh về nguồn vốn, về thời gian, về các gói thầu cụ thể; sự thụ hưởng của người dân từ các dự án chưa mang lại hiệu quả cao; công tác phối hợp tham gia quản lý nhà nước của các địa phương chưa nhiều, một số hạng mục còn gây lãng phí, không cần thiết; biên chế tổ chức bộ phận các Ban còn ít; còn xảy ra một số sai sót của các dự án; việc áp dụng đơn giá không thống nhất, còn cắt giảm nhiều hạng mục; các nhà thầu khó khăn về năng lực tài chính …
Tại buổi làm việc, các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách đã ghi nhận các kết quả đạt được của Sở NNPTNT và các Ban quản lý dự án trong thời gian qua. Để chuẩn bị cho cuộc làm việc đã có báo cáo chu đáo cụ thể. Đồng thời đề nghị các Ban quản lý dự án cần phát huy trách nhiệm, quan tâm chất lượng công trình, tiết kiệm trong định mức đơn giá, đầu tư đúng trọng điểm; thu hút vốn hiệu quả; ban quản lý cần đi xem xét thực tế thực địa nhiều; khắc phục tình trạng giải ngân chậm; cần có giải pháp bảo dưỡng bảo trì các công trình; tăng cường công tác quản lý nhà nước, chú ý hiệu quả vận hành sau đầu tư; đối với hạng mục về nâng cao năng lực cần tránh trùng lặp nội dung và đối tượng; phối hợp và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, cụ thể cho các thành viên đoàn giám sát trong suốt quá trình thực hiện giám sát …
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)