Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu chủ trì cuộc làm việc |
Theo báo cáo, toàn huyện có tổng diện tích đất, rừng: 32.585 ha; gồm quy hoạch rừng Phòng hộ: 13.824 ha; Đặc dụng: 11.955 ha; Sản xuất: 6.806 ha; trong đó giao cho Ban quản lý KBTTN Kẻ Gỗ quản lý 28.568 ha, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh 870 ha, Hộ gia đình, cá nhân 2.490 ha, còn lại diện tích chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý 658 ha.
Công tác quản lý, BV&PTR trên địa bàn huyện đã được chỉ đạo, triển khai đồng bộ trong cả hệ thống chính trị từ các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp từ huyện đến xã, chủ rừng và các ngành liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn đều đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện. Các vụ việc vi phạm trong BV&PTR đều được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Rừng được bảo vệ và phát triển tốt, độ che phủ rừng ngày càng được tăng lên, đến nay độ che phủ rừng đạt 44%.
Bí thư Huyện Ủy Cẩm Xuyên - Đặng Quốc Cương: Cẩm Xuyên có hệ rừng rất đa dạng, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Chính vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế, du lịch mong tỉnh cần có sự quan tâm trong công tác bảo vệ, phát triển số diện tích rừng này. |
Công tác giao đất, khoán rừng đã được thực hiện quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ; giải quyết nhu cầu đất sản xuất, chủ rừng chủ động thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và hạn chế tối đa việc lấn chiếm, tranh chấp đất rừng trái phép, đồng thời yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trên diện tích được giao.
Đến nay, toàn huyện đã giao đất, giao rừng với diện tích 2.490 ha cho 1.337 hộ, cộng đồng ở 17 xã, thị trấn. Sau khi thực hiện giao đất, giao rừng, đã giải quyết nhu cầu đất sản xuất, ranh giới đất, rừng được phân định rõ ràng; chủ rừng đã chủ động thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR; hạn chế tối đa việc lấn chiếm, tranh chấp đất rừng trái phép.
Phó Ban pháp chế HĐND tỉnh – Nguyễn Thị Nhuần: vai trò là địa phương, huyện cần quan tâm hơn đến việc giao đất, rừng cho các dự án đầu tư một cách phù hợp với quy mô sử dụng. |
Bên cạnh đó, thời gian qua, một số dự án trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên thực hiện các thủ tục pháp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng còn chậm gây khó khăn trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Ngoài ra, một số dự án đầu tư triển khai không hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp, lấn chiếm đất, rừng trên địa bàn; kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng còn thiếu, yếu ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác rừng và đất rừng…
Giám đốc sở KHCN- Đổ Khoa Văn:đề nghị địa phương nhất là các xã, thị trấn có rừng cần làm đúng, đủ chức trách, nhiệm vụ trong việc chăm sóc, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng. |
Tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn giám sát yêu cầu làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt là thực trạng tranh chấp, xâm lấn của người dân; ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy chính quyền trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quan tâm đến chính sách thu hút các dự án đầu tư về lâm nghiệp để phát huy các tiềm năng lợi thế về rừng và đất rừng…
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách Trần Viết Hậu tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của huyện. Đồng thời, đề nghị huyện quan tâm một số nội dung như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; Cần tăng cường phối hợp với các ngành thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mục đích sử dụng rừng đối với các dự án đã được chấp thuận đầu tư; quan tâm đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng; Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và cập nhật các nội dung liên quan đến biến động về diện tích đất rừng và rừng.
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)