Trong những năm qua UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực vận động, thu hút được một khối lượng lớn nguồn vốn từ các dự án ODA, NGO để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hầu hết các chương trình, dự án đều tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên như: phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển đô thị; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; giao thông, thủy lợi; giáo dục, y tế; cấp nước sạch; giải quyết việc làm; nâng cao nhận thức, hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người dân … Việc sử dụng các nguồn vốn ODA, NGO trên địa bàn phù hợp với chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngày càng phát huy được hiệu quả. Tính từ năm 1996 đến nay, tỉnh ta đã tiếp nhận được hơn 50 chương trình, dự án ODA do 18 nhà tài trợ với tổng số vốn trên 7.500 tỷ đồng; hiện nay đang triển khai thực hiện 27 chương trình, dự án với tổng số vốn 6.216 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn NGO, trung bình mỗi năm có hơn 30 chương trình, dự án với tổng giá trị viện trợ bình quân từ 50 – 70 tỷ đồng/năm; công tác tổ chức vận động, kêu gọi viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ năm sau cao hơn năm trước …
Đồng chí Lê Văn Lượng - Phó Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại cuộc làm việc |
Qua giám sát ở các đơn vị và qua báo cáo của các sở, Đoàn giám sát nhận thấy công tác vận động, thu hút,quản lý và sử dụng
nguồn vốn ODA, NGO trên địa bàn trong thời gian qua đã được UBND tỉnh quan tâm, kịp thời chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện đúng chính sách pháp luật, các cam kết quốc tế và mục đích của dự án. Các dự án NGO đều căn cứ vào quyết dịnh phê duyệt của UBND tỉnh; chế độ hạch toán thu chi, quyết toán các dự án đều được thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ và theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành của Nhà nước. Các dự án ODA về cơ bản đáp ứng được mục đích dự án; nguồn vốn đối ứng trong nước cơ bản đảm bảo. Hiệu quả các dự án mang lại có ý nghĩa hết quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhát là nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng các vùng đô thị, nông thôn, miền núi; phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo; phát triển sản xuất, kinh doanh … Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án ODA, NGO vẫn còn một số hạn chế, bất cập: về hệ thống văn ban pháp lý, cơ chế chính sách còn phức tạp, có sự khác biệt giữa các quy định của Việt Nam với quy định của nhà tài trợ, do vậy quá trình triển khai thực hiên gặp nhiều khó khăn; cơ cấu tổ chức bộ máy của các Ban quản lý dự án còn cồng kềnh; công tác giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án chưa được thực hiện nghiêm túc; tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp; quá trình triển khai một số dự án chưa bảo đảm đúng quy trình, còn xẩy ra sai phạm; cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư các chương trình, dự án với các đơn vị quản lý nhà nước chưa tốt, chưa kịp thời; hiệu quả của một số chương tình dự án còn thấp; công tác duy tu, bão dưỡng các dự án sau khi hoàn thành chưa được quan tâm đúng mức …
Đồng chí Nguyễn Trí Lạc - Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc |
Để tiếp tục vận động, thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn ODA, NGO trong thời gian tới, Đoàn giám sát đề nghị các sở theo chức năng, nhiệm vụ của mình tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể các chương trình, dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành của mỗi dự án để có thông tin thống nhất về thực trạng triển khai các dự án, kịp thời xử lý những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; tiếp tục soát xét lại tổng thể từng dự án để có bước điều chỉnh phù hợp với thực tế, trong đó chú trọng cân đối giữa điều kiện của nhà tài trợ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong quá trình đầu tư tránh tình trạng dàn đều, thiếu tập trung đối với các dự án trọng điểm; tiếp tục vận động, tiếp nhận nguồn vốn ODA, NGO kết hợp với huy động các nguồn lực khác để đầu tư phát triển khinh tế xã hội của tỉnh, nhất là tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và xây dựng nông thôn mới…
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)