Cùng dự có Trưởng các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH& HĐND tỉnh; thành viên Ban Kinh tế ngân sách và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan |
Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch 5 năm 2021-2025; tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trong bối cảnh đất nước, tỉnh nhà gặp những khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, đặc biệt là tác động nặng nề của dịch COVID-19 nhưng Hà Tĩnh cơ bản kiểm soát tốt, đây là nhân tố quan trọng để tạo nên những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2021.
Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Trần Việt Hà trình bày báo cáo và giải trình một số nội dung liên quan đến tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp |
Tuy nhiên một số ngành, lĩnh vực vẫn tăng trưởng khá. Sản xuất nông - lâm - thủy sản và thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt một số kết quả tích cực, thu ngân sách nội địa tăng khá, xu hướng tăng trưởng tín dụng khả quan... Các lĩnh vực về văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; phòng, chống dịch COVID-19 được tập trung chỉ đạo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh Nguyễn Tiến Dũng trình bày báo cáo tại buổi làm việc |
Theo báo cáo, dự kiến thực hiện cả năm đạt và vượt 1017 chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch 2021.Tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 5,02%, GRDP bình quân đầu người đạt gần 67 triệu đồng; tổng thu ngân sách cả năm ước đạt 15.400 tỷ đồng, vượt 26% dự toán tỉnh giao, tăng 21% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch. Về thực hiện vốn đầu tư công, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đến ngày 30/11/2021 đạt 7.772,608 tỷ đồng, bằng 80,2% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ (đạt 74,6%) và bình quân chung cả nước (ước đạt 56,18%)…
Quyền Cục Trưởng Thống kê Trần Thanh Bình: Tăng cường phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý thu |
Năm 2022, tiếp tục chủ động, linh hoạt thực hiện mục tiêu kép, phòng chống dịch Covid-19 và khôi phục phát triển kinh tế phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về: thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp; cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phục hồi, phát triển thương mại, dịch vụ; quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách, tín dụng ngân hàng; đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã; phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả công tác quản lý xây dựng, phát triển đô thị, giao thông, tài nguyên và môi trường; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư pháp, thanh tra, giải quyết tồn đọng, phòng chống tham nhũng, lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.
Hat nhân kinh tế phát triển của Tỉnh, các tỉnh Trung Bộ, Chính phủ, KV ASIAN, quốc tế... sẽ từ cảng Tổng hợp nước sâu Sơn Dương, Vũng Áng, TX Kỳ Anh. Chính phủ cần có định hướng sớm luồng hằng hải về hàng hóa để các Nhà đầu tư chiến lược quan tâm, xúc tiến sớm, nhằm tiết giảm sự lãng phí chi phí xã hội, tối ưu hóa chi phí sản xuất... (Kinh tế vận tải). |
Về tình hình thực hiện chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước, trong 11 tháng năm 2021, Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát thanh toán cho hơn 1.300 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước các cấp trên địa bàn toàn tỉnh với doanh số kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước của 4 cấp ngân sách là 10.089 tỷ đồng. Kết quả thực hiện giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết ngày 30/11/2021là 7.772,6 tỷ đồng (đạt 77% so với kế hoạch).
Ủy viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Hà Tĩnh, Võ Thị Hồng Minh: Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh là cần thiết vì tỉnh ta có rất nhiều sản phẩm OCOP được hình thành từ Hợp tác xã gắn vói NTM |
Tại cuộc làm việc, Ban Kinh tế ngân sách cũng đã thẩm tra báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022 tỉnh Hà Tĩnh. Và các tờ trình, dự thảo nghị quyết về: một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo nguồn lực xây dựng thị xã Kỳ Anh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025; một số cơ chế chính sách tạo nguồn lực phát triển thị xã Hồng Lĩnh; chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 – 2025.
Thảo luận về các nội dung trên, thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách và các đại biểu tham dự cơ bản đồng tình với những đánh giá về kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga phát biểu |
Đồng thời chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: việc giải quyết một số tồn đọng sau sáp nhập xã còn chậm; công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập; thực hiện thủ tục đầu tư các dự án lớn còn chậm; tiến độ và khối lượng thực hiện các chỉ tiêu cấp huyện ở một số huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM chưa đạt yêu cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp; các tồn đọng, vướng mắc về đất đai còn nhiều và chậm được tháo gỡ; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội…
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ: Cần đánh giá cụ thể những tồn tại, hạn chế trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2021. Thường xuyên kiểm tra tình hình triển khai các dự án đầu tư, kịp thời xử lý các vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án trên địa bàn |
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Kinh tế ngân sách Nguyễn Thị Thúy Nga ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo, tờ trình, đề án của các sở, ngành. Đồng thời, đề nghị quan tâm sở một số nội dung sau: rà soát, điều chỉnh bố cục của chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 – 2025; tăng cường phối hợp giữa các ngành trong công tác quản lý thu; tiếp tục tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể và đôn đốc thực hiện; chủ động điều hành ngân sách phù hợp với tiến độ thu, bảo đảm kịp thời nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để giải ngân và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; bố trí nguồn để thực hiện các chính sách đã ban hành... Đồng thời, yêu cầu các sở, ngành tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, rà soát lại số liệu trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu, sớm hoàn thiện các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết để phục vụ tốt cho kỳ họp HĐND sắp tới
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)