|
Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại xã Hồng Lộc |
Tài nguyên khoáng sản huyện Lộc Hà phân bố trên địa bàn 6 xã (Hồng Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Bằng); đặc biệt xã Tân Lộc có khoảng 30 ha diện tích Mangan, nằm trên thượng nguồn Khe Hao. Về khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường được tỉnh quy hoạch tại 4 điểm tại xã Hồng Lộc, Thịnh Lộc, An Lộc (Đá Xây dựng 2 điểm ở xã Hồng Lộc với diện tích 20 ha, sản lượng 2.750.000 m3 ; Cát xây dựng 1 điểm tại xã Thịnh Lộc-An Lộc với diện tích 7 ha, sản lượng 180.000 m3; Đất san lấp 1 điểm tại xã Hồng Lộc với diện tích 15 ha sản lượng 1.500.000 m3). Giai đoạn 2011-2015, được cấp 4 giấy phép thăm dò, 8 giấy phép khai thác. Hiện nay 4 đơn vị đang có giấy phép hoạt động khoáng sản, chủ yếu là khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
|
Đồng chí Phan Văn Nhàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà... |
Nhìn chung, thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn đã được Hội đồng nhân dân, UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc. UBND huyện đã quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật; Ban hành nhiều văn bản hướng dẩn chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị gắn với công tác kiểm tra, giám sát; Thực hiện, phối hợp thực hiện trong công tác qui hoạch, điều chỉnh qui hoạch, thăm dò cấp phép, gia hạn giấy phép, đóng cửa mỏ, kiểm tra giám sát, tổ chức thực hiện phục hồi môi trường... đảm bảo quy trình thủ tục theo qui định pháp luật; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản theo thẩm quyền... Góp phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách của tỉnh, tổng thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản giai đoạn 2011-2015 trên 2.259 triệu đồng.
|
...và đại diện doanh nghiệp khai thác khoáng sản phát biểu tại cuộc làm việc |
Tại buổi làm việc, các đại biểu ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước của huyện, đóng góp của các doanh nghiệp trong thời gian qua và tập trung thảo luận những khó khăn, tồn tại trong việc quản lý, khai thác như: công tác quy hoạch, thăm dò xác định chất lượng, trữ lượng tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; quy hoạch, đề án thăm dò chưa cao dẫn đến chất lượng, trữ lượng tài nguyên khoáng sản chưa đáp ứng yêu cầu (mỏ đất của HTX Núi Hồng, Hà Mỹ Châu; mỏ đá của Công ty Hà Mỹ Hưng…); điều kiện khai thác vận chuyển gặp nhiều khó khăn, chi phí cao, hiệu quả thấp; việc nộp thuế, phí tài nguyên môi trường, tiền cấp quyền khoáng sản còn nhiều khó khăn, tỷ lệ chậm nộp lớn; Đề án thiết kế, thi công chưa tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác gặp nhiều khó khăn; hầu hết các mỏ sau khai thác chưa làm đầy đủ thủ tục đóng cửa mỏ, lập Đề án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định; một số mỏ đã xây dựng Đề án cải tạo phục hồi môi trường nhưng chưa được phê duyệt, chậm được triển khai, không công bố công khai quy trình thủ tục, quyết định chấm dứt hoạt động mỏ, công bố công khai Đề án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác…
|
Đồng chí Nguyễn Trí Lạc - Trưởng ban Kinh tế & Ngân sách phát biểu tại cuộc làm việc với UBND huyện và các doanh nghiệp tại huyện Lộc Hà |
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của huyện Lộc Hà trong công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản, cũng như chia sẻ những khó khăn, vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời đề nghị huyện, các đơn vị liên quan thời gian tới cần lưu ý một số vấn đề sau: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn; quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc khai thác khoáng sản; các doanh nghiệp, đơn vị khai thác khoáng sản cần chấp hành nghiêm qui trình kỷ thuật khai thác, chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo với các cơ quan chức năng trước hết và trực tiếp là chính quyền cấp xã, về qui hoạch kế hoạch khai thác, kết quả hoạt động khai thác khoáng sản đúng quy định pháp luật; thực hiện nghiêm kỷ luật đóng nộp ngân sách nhà nước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí tài nguyên, bảo vệ môi trường; đối với những mỏ phải dừng khai thác theo quyết định phải sớm xây dựng phương án đóng cửa mỏ, đề án đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường...; trong hoạt động khai thác, mỏ hoạt động sản xuất kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và nhân dân, tăng cường sự phối hợp, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, cơ quan dân cử nhằm đảm bảo các cơ chế chính sách pháp luật cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)