Đồng chí Trần Viết Hậu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh |
Thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực chuyển đổi mô hình quản lý chợ và đạt được những kết quả khá. Theo Quyết định số 2434 ngày 19/8/2014, toàn tỉnh có 128/173 chợ phải chuyển đổi mô hình quản lý. Đến nay, các địa phương đã chuyển đổi 110 chợ, đạt 85,93% kế hoạc. Số chợ còn lại cơ bản đã xây dựng phương án chuyển đổi, kêu gọi doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia đấu thầu quản lý; phấn đấu đến hết quý 2/2018 cơ bản hoàn thành công tác chuyển đổi. Các chợ sau khi chuyển đổi mô hình quản lý đều hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn; hạ tầng được cải tạo, nâng cấp khang trang hơn, đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người dân.
Đồng chí Đoàn Đình Anh, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh |
Đồng chí Trần Văn Kỳ, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh |
Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh |
Năm 2017 ngành Công thương đạt được nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN), Thương mại dịch vụ đều có sự tăng trưởng khá. Dự ước năm 2017 sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, vượt mức kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 27.993,9 tỷ đồng, tăng 89,87% so với năm 2016 và vượt 27,3% so với kế hoạch đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 ước tăng 89,87% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 35.362,79 tỷ đồng, tăng 2,04% so với cùng kỳ, đạt 89,5% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 233,43 triệu USD, tăng 81,98% so với cùng kỳ, đạt 81,9% kế hoạch. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống tiếp tục tăng trưởng ổn định. Kim ngạch nhập khẩu năm 2017 ước đạt 940,15 triệu USD, tăng 10,95% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực khác của ngành đạt kết quả khá.
Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Quảng |
Phát biểu tại buổi làm việc, các đại biểu đã có nhiều ý kến đóng góp cho ngành Công thương nói chung, công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ nói riêng. Các đại biểu tập trung nhiều đến việc đầu tư, phát triển TM, CN-TTCN, nhất là vấn đề thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, quan tâm mạnh đến xuất khẩu, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, quan tâm thu hút đầu tư tại các cụm CN-TTCN... Cơ bản các đại biểu ghi nhận sự phát triển của ngành trong năm qua nhưng cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại mà tỉnh cần tập trung quan tâm trong thời gian tới để ngành Công thương phát triển tốt hơn.
Đồng chí Võ Hồng Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh |
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND Võ Hồng Hải và Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách Trần Viết Hậu ghi nhận những kết quả mà ngành Công thương đạt được trong thời gian qua. Các đồng chí lưu ý ngành Công thương tiếp thu các ý kiến của địa biểu tại buổi làm việc; cần tập trung rà soát lại quy hoạch cụm CN-TTCN; quan tâm thu hút đầu tư các cụm CN-TTCN; rà soát lại các chợ, không nhất thiết phải chuyển đổi tất cả, nhất là đối với chợ quê nhỏ lẻ; tiếp tục quan tâm thu hút xã hội hóa đầu tư xây dựng và chuyển đổi mô hình quản lý chợ...
Tin mới cập nhật
- Hoàn thiện các nội dung lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình HĐND tỉnh ( 06/12)
- Hà Tĩnh kịp thời xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 ( 04/12)
- Hà Tĩnh nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ( 29/11)
- Rà soát kỹ, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 23 ( 22/11)
- Ban Kinh tế - Ngân sách cho ý kiến về các nội dung do Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham mưu trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND khóa XVIII ( 21/11)
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 30/10)