Đoàn giám sát HĐND tỉnh vừa có buổi làm việc với huyện Hương Khê về việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình làm nhà ở và tình hình thực hiện Nghị quyết số 123 của HĐND tỉnh khoá XV tại huyện Hương Khê. Dự và phát biểu có đồng chí Hoàng Cẩm Tú- TUV, Thường trực HĐND tỉnh, các thành viên đoàn giám sát. Đồng chí Nguyễn Trọng Nhiệu-Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát.
Trong thời gian làm việc tại huyện Hương Khê, đoàn đã tến hành giám sát tại xã Hương Long và Hà Linh. Qua giám sát tại cơ sở, đoàn nhận thấy việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân đạt tỉ lệ chưa cao, chưa giải quyết kịp thời, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính xã còn yếu dẫn đến hồ sơ tồn đọng nhiều, khiến dân không đồng tình và gây bức xúc trong dân. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại, tranh chấp đất đai ở Hương Khê chiếm tỉ lệ lớn trong số các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh trên địa bàn: với trên 80%. Hiện nay, huyện Hương Khê đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Từ 1/7/2004 đến 31/12/2011, tổng số hộ dân trên địa bàn được giao đất ở trên 860 hộ với tổng diện tích trên 1.360000 m2 . Tổng số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 18.000 hộ với tổng diện tích trên 6.600 ha. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Hương Khê vẫn còn tồn đọng gần 9.500 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cấp trái thẩm quyền và các vi phạm khác. Hương Khê cũng là huyện có 9 mỏ tài nguyên khoáng sản đã được cấp phép. Trong đó có 3 mỏ đá, 4 mỏ sét gạch ngói, 1 mỏ đất và 1 mỏ sét trắng. Thời gian qua, huyện Hương Khê đã tăng cường quản lý việc khai thác cát, đá, sỏi trên địa bàn, kịp thời đôn đốc các xã kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân được cấp mỏ khai thác đã chấp hành tốt pháp luật của nhà nước trong quá trình khai thác. Hương Khê cũng là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh, nhưng trên thực tế đa số diện tích đã được giao cho các chủ rừng nhà nước quản lý; trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất của người dân sống gần rừng rất lớn: trên 9.000 hộ chiếm 40%. Việc giao đất, giao rừng trước đây, khi tiến hành do không thực hiện đầy đủ các quy trình dẫn đến tranh chấp giữa các hộ với nhau, hoặc giữa hồ sơ và thực địa không được xác định rõ ràng nên đã xảy ra tình trạng tranh chấp kéo dài hiện chưa được giải quyết dứt điểm, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn. Tại buổi làm việc với Lãnh đạo UBND huyện Hương Khê, đoàn giám sát HDND tỉnh chia sẻ với những khó khăn của huyện Hương Khê trong việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời do việc buông lỏng trong quản lý đất đai từ những năm trước đây để lại. Tuy nhiên, đoàn cũng chỉ ra những tồn tại đó là: việc quản lý vấn đề tách hộ chưa chặt chẽ, cán bộ chuyên môn địa chính ở các xã năng lực yếu. Đoàn yêu cầu thời gian tới huyện Hương Khê cần phân loại các nhóm đối tượng để có những giải pháp cụ thể, phù hợp cho từng vụ việc tồn đọng và nâng cao việc tuyên truyền luật đất đai để làm tốt công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn… nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
Tin mới cập nhật
- Hà Tĩnh thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự, Luật dân quân tự vệ ( 05/12)
- Hà Tĩnh thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự, Luật dân quân tự vệ ( 05/12)
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự ( 27/11)
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ về các nội dung trình kỳ họp cuối năm 2024 ( 26/11)
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực đối ngoại ( 25/11)
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tăng cường nhiều biện pháp trong tuyển chọn công dân nhập ngũ ( 22/11)