Thẩm tra trên lĩnh vực Nội Chính trình Kỳ họp thứ 21
EmailPrintAa
10:04 02/10/2024

Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Pháp chế đã thẩm tra các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về lĩnh vực Nội chính trình Kỳ họp thứ 21. Thay mặt Ban Pháp chế HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Nhuần - Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả thẩm tra như sau

Đại biểu tham dự kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVIII

Nhìn chung các tờ trình và dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh trình Kỳ họp đảm bảo đầy đủ hồ sơ, thủ tục và thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Một số ý kiến của Ban đã được Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan tham mưu tiếp thu, giải trình. Vì vậy, Ban Pháp chế thống nhất đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quyết định số lượng hợp đồng giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ và Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh tại kỳ họp này.

Đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh:

Đối với Nghị quyết quyết định số lượng hợp đồng giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần trình bày báo cáo thẩm tra tại kỳ họp

- Sau khi Nghị quyết được thông qua, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị ký kết hợp đồng lao động, thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo đúng quy định pháp luật.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao mức tự chủ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu về cắt giảm biên chế sự nghiệp.

Đối với Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh

- Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và Nhân dân, do đó đề nghị chính quyền các cấp và cơ quan có liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính. Thực hiện đồng bộ các chính sách để cán bộ, Nhân dân nắm rõ chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và đồng hành trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được thuận lợi, hiệu quả, tiến tới sắp xếp các đơn vị trong giai đoạn tiếp theo khi được Trung ương phê duyệt đề án.

- Sau sắp xếp, quy mô (diện tích, dân số) các xã tăng, tạo áp lực trong công tác quản lý. Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, rà soát, phân loại đối với các đơn vị hành chính mới để làm cơ sở bố trí đủ số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách đảm bảo đúng quy định.

- Sắp xếp, bố trí về tổ chức, bộ máy đối với các đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn các xã, phường cho phù hợp với tính chất, quy mô để phát huy hiệu quả đối với những đơn vị hành chính mới. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan sớm hoàn chỉnh phương án, lộ trình kiện toàn tổ chức bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính, nhất là việc luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã đúng theo quy định và phù hợp với tình hình của địa phương.

- Đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính như: việc bảo lưu tiền lương, phụ cấp; chế độ, chính sách nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế, dôi dư… theo quy định.

- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thay đổi con dấu, các loại giấy tờ liên quan. Có kế hoạch, phương án cụ thể để sắp xếp, khai thác, sử dụng, hiệu quả, hợp lý, tránh lãng phí sau sắp xếp đối với cơ sở vật chất, tài sản công (trụ sở, trường học, trạm y tế, đất đai ….. ) tại các địa phương thực hiện sắp xếp.

- Rà soát, bổ sung và điều chỉnh, xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội phù hợp với quy mô, tính chất của đơn vị hành chính mới để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; có biện pháp huy động các nguồn lực, tăng cường đầu tư đối với các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp. Xây dựng kế hoạch cụ thể để khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, làm tốt công tác quản lý, tổ chức các hoạt động, phục vụ tốt người dân trên địa bàn.

Xuân Hoa - Đăng Nam

    Ý kiến bạn đọc