Theo báo cáo, đến nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để thực hiện đề án triển khai trên địa bàn các huyện, thị, thành phố; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Sở Lao động - TBXH, các Trung tâm và các trường có chức năng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, tổ chức đăng ký học nghề. Kết quả, đến nay 10/12 huyện, thị, thành đã hoàn thành kế hoạch, toàn tỉnh đã mở được 115 lớp, với 3.861 chỉ tiêu cho 21 cơ sở đào tạo, gồm các lớp về đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cấp xã, kỷ thuật nuôi gà, lớn, trâu, bò, hươu, kỹ thuật trồng lúa, trồng lạc, rau an toàn, nấm, sữa chữa máy nông nghiệp với tổng kinh phí 6,492 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch, hình thành 100 cơ sở chăn nuôi lợn thịt trên 300 con, 128 cơ sở chăn nuôi hươu trên 10 con, các trang trại chăn nuôi gà, cá có quy mô, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế địa phương, góp phần phát triển sản xuất nâng cao đời sống nông dân và phong trào xây dựng Nông thôn mới.
Đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc |
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Nhu cầu lao động giảm so với dư báo, một số nghề truyền thống chưa được chú trọng phát triển; chất lượng dạy nghề còn hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của người dân nông thôn; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu; cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề còn hạn chế. Nhận thức về dạy nghề chưa sâu, còn còn tình trạng trông chờ, ỉ lại và tham gia không đầy đủ, giáo trình còn chưa sát và phù hợp với các địa phương, chưa đào tạo các ngành nghề mà các địa phương có thế mạnh, công tác khảo sát lập kế hoạch chưa sát đúng với nhu cầu thực tế. Thêm vào đó, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền một số địa phương chưa thực sự tập trung cao cho công tác triển khai, tuyên truyền, vận động lao động nông thôn tham gia học nghề.
Sau khi nghe các ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự và các thành viên, đồng chí trưởng đoàn đã ghi nhận các kết quả về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Sở trong thời gian qua, đồng thời đề nghị trong thời gian tới cần tiếp tục chú trọng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách đối với dạy nghề cho lao đông nông thôn cho chính quyền địa phương cơ sở, cho nhân dân; tăng cường công tác khảo sát và lập kế hoạch đào tạo sát với thực tế; quan tâm đến công tác quản lý, chất lượng, đối tượng các lớp đào tạo, đào tạo nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế và quy hoạch xây dựng nông thôn mới địa phương.
Tin mới cập nhật
- Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ( 03/12)
- Làm việc với các sở Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo về nội dung trình kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 02/12)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 118/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ( 25/11)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ( 23/09)
- Liên hệ chặt chẽ với các trường nghề trên địa bàn để đảm bảo số lượng công nhân làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ( 11/09)
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cần tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống người lao động ( 11/09)