Theo báo cáo của sở Y tế, đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp được 1900 chứng chỉ hành nghề y; cấp mới 265 chứng chỉ hành nghề dược và 621 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Trong đó, có 94 cơ sở hành nghề y tư nhân ( 11 phòng khám đa khoa, 64 phòng khám chuyên khoa, 9 phòng khám y học cổ truyền, 11 dịch vụ y tế); 527 cơ sở kinh doanh thuốc ( 1 nhà máy sản suất thuốc tân dược, 1 công ty là doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, 7 doanh nghiệp tư nhân, 310 quầy thuốc, 217 đại lý thuốc). Trong năm 2013, Đoàn thanh tra Sở Y tế đã tiến hành 14 đợt kiểm tra, 561 lượt thanh, kiểm tra, phát hiện 203 cơ sở vi phạm, tiến hành xử phạt 117 triệu đồng.
Thời gian qua, Sở Y tế đã tiến hành tốt việc phổ biến, hướng dẫn tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nghề y dược tư nhân; tiếp nhận và trả kết quả các hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; công bố các cơ sở đủ điều kiện hành nghề; tuyên truyền Luật dược; thẩm định điều kiện hành nghề khám chữa bệnh; thành lập các đoàn kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm…; tuy nhiên do số nhân lực và số cơ sở tham gia hành nghề y dược tư nhân ngày một tăng, dàn trả đến các xã phường, vùng sâu, vùng xa nên gặp khó khăn trong quản lý; Sở Y tế chưa có phòng quản lý hành nghề nên hầu hết thành viên trong tổ tư vấn và đoàn thẩm định, thanh kiểm tra phải kiêm nhiệm và ở các bộ phận khác nhau nên khó khăn trong việc bố trí thời gian họp thẩm định hồ sơ; vai trò lãnh đạo quản lý ngành nghề của UBND các huyện, xã chưa được chú trọng; chưa phân cấp được quản lý hành nghề sau cấp phép; các phòng Y tế huyện chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong quản lý… nên còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý hành nghề y dược tư nhân.
Đồng chí Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc sở Y tế phát biểu tại buổilàm việc |
Tại cuộc làm việc, các đại biểu cho rằng bên cạnh những mặt tích cực đạt được trong thời gian qua, mạng lưới cơ sở y dược tư nhân còn bộc lộ nhiều bất cập như: quảng cáo quá phạm vi hoạt động được cấp phép; biển hiệu không đúng quy định; việc công khai giá dịch vụ và phạm vi chuyên môn không rõ ràng; các cơ sở hành nghề y dược ở tuyến cơ sở vi phạm các tiêu chuẩn, cách sắp xếp, phân loại nhóm thuốc, tủ thuốc chưa khoa học; các cơ sở hành nghề địa phương không treo biển, chưa đăng ký làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động; chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức…
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đề nghị Lãnh đạo sở Y tế cần tập trung làm rõ thực trạng của hành nghề y, dược tư nhân hiện nay, trên cơ sở đó tham mưu cho UBND tỉnh ban hành đề án phân cấp quản lý hành nghề y dược tư nhân; phối hợp với các cấp, các nganhg, các đơn vị có liên quan tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hành nghề khám chữa bệnh và hành nghề dược; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau cấp phép, giám sát các cơ sở hành nghề phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh kịp thời; tiếp tục rà soát lại các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, nhất là trên lĩnh vực y, dược cổ truyền để có biện pháp quản lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; hoàn chỉnh báo cáo và các kiến nghị đề xuất để Đoàn tổng hợp, báo cáo với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
Tin mới cập nhật
- Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ( 03/12)
- Làm việc với các sở Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo về nội dung trình kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII ( 02/12)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 118/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ( 25/11)
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ( 23/09)
- Liên hệ chặt chẽ với các trường nghề trên địa bàn để đảm bảo số lượng công nhân làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ( 11/09)
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cần tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống người lao động ( 11/09)