|
Cùng dự có các Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh và các sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính; Văn phòng UBND tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản; Chu cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Giám đốc Sở NNPTNT Nguyễn Văn Việt: Việc kiểm soát đầu ra - vào của sản phẩm nông nghiệp được triển khai mạnh, đạt được hiệu quả cao.
|
Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa: Nguồn kinh phí đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về ATTP lĩnh vực Công thương hạn chế; không được bổ sung biên chế... nên công tác thực hiện gặp nhiều khó khăn.
|
Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Phan Văn Hùng: Thời gian qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong quản lý chất lượng ATTP trên địa bàn tỉnh.
|
Tại cuộc làm việc, các sở, ngành, đơn vị liên quan đã báo cáo kết quả thực hiện các quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh năm 2021, kế hoạch năm 2022. Theo đó, thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện việc đảm bảo ATTP được các ngành, các cấp chính quyền quan tâm. Hiện nay, toàn tỉnh có hiện có 230 Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt được một số hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân và chủ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh.
Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thái Văn Sinh: Qua giám sát, một số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa hiểu hết quy định; việc lưu mẫu không đúng quy định.
|
Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Thị Lệ Hà: Cần tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh.
|
Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoàng Quang Trung: Tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh tại các chợ, đặc biệt chợ nông thôn.
|
Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Nghĩa: Hiệu quả công tác hậu kiểm về ATTP chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
|
Năm 2021, toàn tỉnh thành lập 520 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành; tiến hành kiểm tra được 9.997 lượt cơ sở, phát hiện 811 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 640 cơ sở với số tiền gần 1,8 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy lượng hàng hóa vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị lớn. Tiến hành cấp cấp 820 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; tiếp nhận 59 bản tự công bố sản phẩm.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ phát biểu tại cuộc làm việc
|
Hiện nay, Hà Tĩnh có 01 Trung tâm thương mại hạng II, 04 siêu thị, 298 cửa hàng tiện ích, 1.835 cửa hàng tạp hóa, thực phẩm truyền thống; có 143 sản phẩm thực phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đánh giá đạt từ 3 sao trở lên; 17 mô hình cửa hàng thương mại dịch vụ có liên kết với sản xuất gắn với thực hiện chương trình OCOP, 23 cửa hàng bán lẻ Vinmart+; 151 chợ đang hoạt động; 438 cơ sở được chứng nhận đạt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP, ISO… Thực hiện tốt việc chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch, cây ăn quả có múi và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên các sàn thương mại điện tử.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 39 cơ sở giết mổ tập trung và 01 chợ buôn bán, giết mổ gia cầm tập trung, 01 Nhà máy chế biến súc sản; gia súc vào giết mổ tại lò giết mổ được kiểm soát giết mổ theo quy định; bình quân tỷ lệ vào giết mổ đạt khoảng 70% với lợn, 80% đối với trâu bò; trong năm đã thành lập 02 đoàn kiểm tra, chấn chỉnh công tác giết mổ tại các địa phương; kiểm tra và cấp 7.157 giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Nhìn chung, công tác kiểm soát ATTP đầu vào sản xuất, kiểm tra, giám sát chất lượng nước uống đóng chai đã được quan tâm, triển khai có hiệu quả.
Phát biểu tại cuộc làm việc, các đại biểu tham dự cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP còn một số hạn chế, tồn tại như: Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP tại một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt, sự vào cuộc của chính quyền cấp xã chưa quyết liệt. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về ATTP chưa đi vào chiều sâu. Chuyển biến trong nhận thức của các cơ sở chế biến thủ công còn chậm, chưa thay đổi được hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, chế biến. Nguồn lực bố trí cho công tác ATTP còn hạn chế; cán bộ hoạt động kiêm nhiệm, thiếu ổn định. Việc xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với người dân còn hạn chế, thiếu bền vững. Hệ thống chợ nông thôn cơ sở vật chất còn sơ sài; còn có tình trạng chợ cóc, chợ tạm, hoạt động không đúng quy định. Một số cơ sở sản xuất còn thiếu kiến thức về ATTP, trang thiết bị sản xuất, quy trình chế biến chưa đảm bảo; chưa lưu mẫu thực phẩm hoặc lưu mẫu nhưng không ghi rõ ngày tháng. Một số làng nghề sản xuất, chế biến thực phẩm chưa tuân thủ các quy định về ATTP nhưng nhưng chậm có các giải pháp để duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống. Công tác kiểm soát giết mổ động vật tập trung còn nhiều bất cập. Việc liên kết để tiêu thụ sản phẩm địa phương tại các chợ, siêu thị, cửa hàng còn hạn chế.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga
|
Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga đánh giá cao những nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện các quy định pháp luật về ATTP; hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch đảm bảo công tác ATTP từ tỉnh đến cơ sở đã được hoàn thiện. Công tác đảm bảo ATTP là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là mối quan tâm hàng đầu của người dân do đó, thời gian tới, các đồng chí đề nghị UBND tỉnh, các ngành, đơn vị cần quan tâm một số vấn đề sau: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trên lĩnh vực ATTP; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuyên truyền có hiệu quả; tăng cường tập huấn, phổ biến pháp luật về lĩnh vực ATTP; kịp thời công bố kết quả thanh tra, kiểm tra cơ sở sai phạm trên các phương tiện truyền thông và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 09-CT/TU, Quyết định 32/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh, các kế hoạch đã ban hành; phát huy vai trò thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP để tăng cường sự phối hợp giữa các ngành với UBND các huyện, thành phố, thị xã; quan tâm các cơ sở lớn, kho đông lạnh thực phẩm trên địa bàn, quản lý chặt chẽ chất lượng các sản phẩm trước khi bán ra thị trường; quan tâm chất lượng nguồn nước đóng chai, phân tích mối nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm; tăng cường kiểm tra dư lượng hóa chất trên bát đũa nhà hàng, quán ăn đường phố; xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, kết nối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc; quản lý chặt chẽ các cơ sở giết mổ tập trung, có giải pháp xử lý các cơ sở giết mổ tập trung không đảm bảo quy định; kiểm soát chất lượng ATTP đầu vào sản phẩm, công tác quản lý vật tư nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh bia, rượu, hàng hóa dịp tết Nguyên đán; đưa các sản phẩm chất lượng lên sàn thương mại điện tử; phát huy vai trò của lực lượng công an xã trong việc thực hiện các quy định pháp luật về ATTP.
Tin mới cập nhật
- Xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ( 23/09)
- Liên hệ chặt chẽ với các trường nghề trên địa bàn để đảm bảo số lượng công nhân làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ( 11/09)
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cần tiếp tục nỗ lực, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống người lao động ( 11/09)
- Năng động, sáng tạo, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao đời sống người lao động ( 27/08)
- Đoàn giám sát chuyên đề giám sát tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh ( 26/08)
- Văn phòng Đăng ký Đất đai đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động ( 26/08)