Ngày 27/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về  một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trong thời gian tới. Đồng chí Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội trong phiên làm việc buổi sáng, về phía tỉnh ta có đồng chí Thiều Đình Duy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, các đòng chí trong Đoàn ĐBQH tỉnh và một số sở ngành có liên quan

"> Ngày 27/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về  một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trong thời gian tới. Đồng chí Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội trong phiên làm việc buổi sáng, về phía tỉnh ta có đồng chí Thiều Đình Duy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, các đòng chí trong Đoàn ĐBQH tỉnh và một số sở ngành có liên quan

" /> Hội nghị trực tuyến về một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Ngày 27/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về  một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trong thời gian tới. Đồng chí Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội trong phiên làm việc buổi sáng, về phía tỉnh ta có đồng chí Thiều Đình Duy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, các đòng chí trong Đoàn ĐBQH tỉnh và một số sở ngành có liên quan

"> Ngày 27/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về  một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trong thời gian tới. Đồng chí Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội trong phiên làm việc buổi sáng, về phía tỉnh ta có đồng chí Thiều Đình Duy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, các đòng chí trong Đoàn ĐBQH tỉnh và một số sở ngành có liên quan

" />
Hội nghị trực tuyến về một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3
EmailPrintAa
07:56 02/05/2012

Ngày 27/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về  một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trong thời gian tới. Đồng chí Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội trong phiên làm việc buổi sáng, về phía tỉnh ta có đồng chí Thiều Đình Duy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, các đòng chí trong Đoàn ĐBQH tỉnh và một số sở ngành có liên quan

 

Buổi sáng, sau khi nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Đề án “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, đại biểu ở các tỉnh đã tham gia 14 ý kiến  thảo luận đề cập đến các vấn đề như: sửa đổi bổ sung các quy chế hoạt động Đại biểu QH và Đoàn ĐBQH, tăng cường hoạt động giám sát; sửa đổi bổ sung luật hoạt động ngân sách của QH; có nhiều ý kiến đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với Bộ trưởng; đa dạng hóa nội dung tiếp xúc cử tri, nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri; giảm bớt thời gian họp QH nhưng phải nâng cao chất lượng, kỳ họp cũng nhận được nhiều ý kiến đồng tình của các đại biểu; thảo luận ở tổ phải đảm bảo chất lượng. Vấn đề giải quyết khiếu nại tố cáo chưa được tổng kết đánh giá; Xem xét lộ trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; hằng năm nên xem xét, cân nhắc bỏ phiếu tín nhiệm các đại biểu QH; cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức của các đại biểu QH;  đề án cần được rà soát và phải có lộ trình để hoàn chỉnh hơn.

Buổi chiều, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đại diện Chính phủ báo cáo về “Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”; Bộ kế hoạch và Đầu tư báo cáo tóm tắt “ Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”. Đã có 10 ý kiếm tham gia, đóng góp của các Đoàn về các nội dung như; nội dung Đề án chưa xác định rõ mục tiêu tăng trưởng trong từng giai đoạn; vốn đầu tư Nhà nước cần tập trung không nên dàn trải như hiện nay; trong quản lý còn mang tính cục bộ, theo nhóm; cần làm rõ các chủ thể trong nền kinh tế; đầu tư nên theo vùng; bên cạnh đó có nhiều ý kiến như: tái cơ cấu lại các tập đoàn Nhà nước phải mạnh dạn, công bằng, công khai trước dự luận và toàn dân;  Đề án cũng chưa làm rõ nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp mang tính đột phá; chưa ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ, sử dụng chất xám chất lượng cao; cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; tái cấu cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hành, đầu tư công cần làm một cách triệt để…

Bộ kế hoạch và Đầu tư đơn vị được Chính phủ giao xây dụng Đề án đã giải trình một số ý kiến của các Đoàn và tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Bộ sẽ hoàn chỉnh và trình Chính phủ thông qua để sớm trình lên Quốc hội xem xét.

Kết luận tại Hội thảo trực tuyến Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá: đây là một vấn đề rộng mang tầm vĩ mô của Quốc gia nên cần có thời gian và nên có ý kiến tham gia đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, đồng thời yêu cầu bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiêm túc, khách quan tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu để từng bước hoàn chỉnh Đề án, làm rõ tái cơ cấu là phải gắn với an sinh xã hội; cần ưu tiên nguồn nhân lực để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước


    Ý kiến bạn đọc