Cùng tham dự có đại diên lãnh đạo đoàn đai biểu các tinh; Thường trực HĐND, Sở Tư pháp, Ban Pháp chế các tỉnh bắc trung bô và Tây nguyên.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị
|
Trình bày các nội dung chính sách và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Theo đó, mục đích ban hành Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương theo tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật; bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của nhà nước và toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Quan điểm xây dựng Nghị quyết là bám sát định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Ban Chỉ đạo của Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời việc đề xuất các quy định tại Nghị quyết phải rõ ràng, cụ thể, kịp thời xử lý được các yêu cầu cấp bách, một số vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong điều kiện chưa sửa đổi, bổ sung ngay được tổng thể các văn bản.
Về phạm vi điều chỉnh, Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, bao gồm: nguyên tắc; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị (gọi chung là cơ quan), người có thẩm quyền; tên gọi của cơ quan, chức danh có thẩm quyền; thực hiện thủ tục hành chính; xác định cơ quan thực hiện giám sát, kiểm sát, kiểm tra; hoạt động tố tụng, thi hành án; thực hiện chức năng thanh tra; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; về các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết; giấy tờ, văn bản đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp, ban hành; sử dụng con dấu; rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và xử lý các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Nghị quyết áp dụng trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; điều chỉnh tên gọi; thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức; chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Qua thảo luận, Các ý kiến cơ bản thống nhất cao về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, đồng thời góp ý về một số nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết như: Tên gọi và việc sử dụng con dấu của cơ quan, chức danh có thẩm quyền (Điều 3); thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền (Điều 4); thực hiện chức năng thanh tra (Điều 7), Giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy (Điều 13); về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành (Điều 14 và Điều 15).
![]() |
Đai biểu Nguyễn Thị Nhuần - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh góp ý một số nội dung vào dự thảo Nghị quyết
|
Cũng tại hội nghị, đại biểu Nguyễn Thị Nhuần - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh góp ý một số nội dung vào dự thảo Nghị quyết sau : Điều 11 quy định thời gian rà soát văn bản là 3 tháng có gấp quá không. Khoản 3 Điều 13 việc ban hành văn bản hành chính: cần phải quy định cụ thể thời gian có hiệu lực của văn bản này tránh tình trạng áp dụng văn bản hành chính quá lâu mà không ban hành văn bản QPPL để điều chỉnh. Xem xét, nghiên cứu bổ sung quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn so với quy định vì quá trình sắp xếp sẽ dôi dư số lượng cấp phó…
Đại biểu Nguyễn Quốc Tuấn – Giám đốc Sở Tư Pháp Hà Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh có một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết như sau:
Tại khoản 2 Điều 7 dự thảo quy định “Trường hợp cuộc thanh tra đang tiến hành hoặc đã kết thúc nhưng chưa ban hành kết luận thanh tra có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của nhiều cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy thì Trưởng đoàn thanh tra xây dựng các dự thảo kết luận, báo cáo Thủ trưởng cơ quan có chức năng thanh tra tương ứng với phạm vi quản lý nhà nước ban hành kết luận thanh tra”. Đề nghị quy định cụ thể việc ban hành và xử lý kết luận Thanh tra đối với trường hợp đối tượng được thanh tra là Công an cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Quốc Tuấn – Giám đốc Sở Tư Pháp Hà Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh có một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết
|
Tại khoản 2 Điều 10 quy định: “không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này khi chưa hết thời hạn sử dụng”. Quy định này là phù hợp, tránh phát sinh thêm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Đề nghị giao các cơ quan nhà nước theo lĩnh vực quán triệt các doanh nghiệp không được yêu cầu người dân phải cấp đổi giấy tờ, vì trên thực tế đã có những trường hợp người dân ở những nơi có thay đổi đơn vị hành chính do sáp nhập nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lao động yêu cầu giấy tờ như phiếu lý lịch tư pháp phải ghi đơn vị hành chính cũ mới được tiếp nhận hồ sơ đi xuất khẩu lao động.
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nhấn mạnh, ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu đã giúp Tổ biên tập có thêm thông tin về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về việc xây dựng Nghị quyết. Do đó, Tổ biên tập sẽ nghiêm túc tiếp thu, lĩnh hội các ý kiến của các đại biểu để chỉnh sửa, hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước./.
Tin mới cập nhật
- Kỳ họp thường lệ giữa năm của HĐND tỉnh dự kiến diễn ra vào tháng 7 ( 12/05)
- Toàn văn Nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Tĩnh tán thành chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã ( 30/04)
- Hà Tĩnh: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ( 29/04)
- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh ( 29/04)
- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh thăm, tặng quà người có công tại huyên Nghị Xuân ( 29/04)
- Chuẩn bị nội dung trên lĩnh vực nông nghiệp và môi trường trình kỳ họp HĐND tỉnh ( 26/04)