Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh - Hoàng Trung Dũng điều hành tổ thảo luận |
Cần thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Khánh Hòa thành trung tâm kinh tế biển
Thảo luận tại Tổ các đại biểu khẳng định Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của cả nước, có tiềm năng, lợi thế để phát triển lan tỏa thúc đẩy phát triển vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
ĐBQH tỉnh Ninh Thuận - Đàm Thị Mỹ Hương: Khánh Hòa giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước; Phát triển Khánh Hoà sẽ thúc đẩy vùng phát triển |
Đại biểu cũng cho rằng, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Khánh Hòa chưa được khai thác hiệu quả; chưa thực sự trở thành động lực phát triển, cửa ngõ chính ra Biển Đông của khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; chưa phát huy rõ nét vai trò liên kết vùng miền Trung - Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông - Tây. Quy mô kinh tế còn khiêm tốn.
Đồng thời nhận định, mục tiêu xây dựng thành phố Nha Trang trở thành đô thị trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm du lịch của cả nước, khu vực và thế giới còn khó khăn. Vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong chưa trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại về du lịch, cảng biển logistics, thương mại, công nghiệp công nghệ cao...
Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Kinh tế - Bùi Thị Quỳnh Thơ: Cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển theo vùng, nhất là chính sách phát triển kinh tế biển các tỉnh duyên hải miền trung |
Vì vậy, các đại biểu thống nhất cao việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa là cần thiết, nhằm tạo cơ chế, chính sách đột phá để huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần đạt được các mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đề ra trong Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/1/2022.
Các vị đại biểu đã tập trung thảo luận các quy định của dự thảo Nghị quyết như: Quản lý quy hoạch; quản lý đất đai; quản lý tài chính, ngân sách; tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; phát triển Khu kinh tế Vân Phong; phát triển kinh tế biển để Khánh Hòa thực sự là trọng điểm của cả nước giàu từ biển, mạnh từ biển, đẹp từ biển…
Sớm hoàn thiện toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ điểm đầu Pác Bó đến điểm cuối Đất Mũi
Theo báo cáo, Dự án đường Hồ Chí Minh là Dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 năm 2004. Dự án có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía Tây dài 684 km; đi qua 28 tỉnh, thành phố.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Trần Đình Gia: Đường Hồ Chí Minh cần ưu tiên nguồn lực hoàn thành tuyến đường trong giai đoạn 2022-2025; đầu tư các đường trục ngang kết nôi với; khắc phục tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ; có quy định để khuyến khích phương tiện sử dụng để phát huy tối đa hiệu quả |
Dự án dự định sẽ thông tuyến vào năm 2010. Tuy nhiên, để phù hợp với nguồn lực và thực tế triển khai, năm 2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 66/2013/QH13 để điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Các đại biểu cho rằng thực tế, đến nay Dự án vẫn chưa hoàn thành nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) theo yêu cầu của Nghị quyết đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện nay đã hết giai đoạn phân kỳ đầu tư, nên các đại biểu đề nghị cần phải ban hành Nghị quyết để triển khai giai đoạn phân kỳ đầu tư mới.
Các đại biểu đã thảo luận, đánh giá một số nội dung kết quả thực hiện dự án như: Quy hoạch, tiến độ triển khai, nguồn vốn thực hiện, hình thức đầu tư; công tác giải phóng mặt bằng, di dân; công tác quản lý, khai thác, bảo trì, bảo đảm hành lang an toàn giao thông; tác động của dự án đối với tuyến đường biên giới, khu vực cửa khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu,…
Ủy viên BCH TƯ Đảng, Ủy viên UBTVQH, Trưởng ban Công tác đại biểu - Nguyễn Thị Thanh: Cần xác định thứ bậc ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thành phần trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; làm rõ việc chuyển đổi hình thức đầu tư; quan tâm công tác bảo vệ môi trường sinh thái |
Các đại biểu cũng cho ý kiến việc thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao Chính phủ như: Công tác nghiệm thu và thanh, quyết toán; hoàn thành các dự án thành phần qua Tây Nguyên và các dự án kết nối với khu vực trung tâm đồng bằng; việc cắm mốc giới theo quy hoạch trước năm 2015; xây dựng hệ thống dịch vụ và triển khai các dự án phát triển KTXH dọc tuyến; xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, quản lý và khai thác hiệu quả công trình.
Các đại biểu trong Tổ phân tích những hạn chế và nguyên nhân chính của dự án; đồng thời đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện dự án trong giai đoạn tiếp theo.
Tổng hợp kết quả thảo luận, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Tổ trưởng - Hoàng Trung Dũng đánh giá các cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng, được các cơ quan Quốc hội thẩm tra chặt chẽ, hồ sơ hai nội dung thảo luận bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự tại một kỳ họp tại kỳ họp này.
Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh - Hoàng Trung Dũng kết luận phiên thảo luận tại Tổ |
Tổ trưởng Tổ thảo luận cũng khẳng định tuyến đường được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kết nối các trục phát triển của đất nước; giảm áp lực về giao thông Bắc - Nam; thu hẹp khoảng cách vùng núi và đồng bằng, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, gắn liền với lịch sử xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Về đối ngoại, đường Hồ Chí Minh là huyết mạch giao thông quan trọng để tăng cường hợp tác với Lào, Campuchia và các nước ASEAN.
Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa , Tổ trưởng Tổ thảo luận đánh giá nhiều nội dung trong dự thảo đã thể hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị; một số nội dung tương đồng với cơ chế, chính sách đặc thù của các tỉnh, thành phố vừa được Quốc hội ban hành (Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Cần Thơ…); một số chính sách mới được đề xuất đã thể hiện tinh thần đổi mới, mong muốn đột phá, tạo tiền đề thay đổi về thể chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời khẳng định, phát triển tỉnh Khánh Hòa không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng du lịch, kinh tế biển mà còn có vai trò quan trọng trong giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, bảo đảm an ninh, quốc phòng; tác động lan tỏa vùng miền
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)