Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh chất vấn Bộ trưởng VHTTDL và NN&PTNT
EmailPrintAa
15:43 21/08/2024

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ nhất, gồm các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; văn hóa, thể thao và du lịch. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn ĐBQH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đại biểu tham dự điểm cầu Nhà Quốc hội

Cùng dự có: Bí thư Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Nguyễn Thị Thanh; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ trưởng, thành viên Chính phủ, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các ĐBQH kiêm nhiệm ở Trung ương, các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội, lãnh đạo các ngành, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

Tham dự tại 62 điểm cầu ở địa phương có: 24 Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy; Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH; các ĐBQH công tác tại địa phương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố; các sở, ngành có liên quan...

Điểm cầu Tĩnh do Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia điều hành .

Cùng dự có Phó chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các sở, ban, nghành liên quan

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành đối với 06 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động “giám sát lại”, thể hiện trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát đến cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; qua đó đánh giá một cách toàn diện, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, từ đó có những giải pháp để tháo gỡ kịp thời, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát. Đồng thời, cũng thể hiện sự đồng hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ trong việc thực hiện, triển khai các yêu cầu đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Các vấn đề, lĩnh vực Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề, chất vấn đều là những nội dung quan trọng, được cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều. Qua các báo cáo và kết quả thực tế cho thấy, việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự chuyển biến tích cực, thể hiện sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ và các vị trưởng ngành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và công tác đối ngoại; tuy nhiên, một số nội dung triển khai còn chậm, có nội dung hiệu quả, kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu.

Theo chương trình phiên chất vấn, các vị đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 02 nhóm vấn đề: nhóm vấn đề thứ nhất liên quan đến lĩnh vực Công thương; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Văn hóa, thể thao và du lịch; nhóm vấn đề thứ 2 liên quan đến lĩnh vực Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát.

Các đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh

Thời gian chất vấn trong 1,5 ngày, để đảm bảo sử dụng thời gian hiệu quả tối đa, Chủ tọa phiên họp sẽ mời mỗi lần 03 đến 05 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn; mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 01 phút và trân trọng kiến nghị mỗi câu hỏi tập trung vào 01 vấn đề tâm đắc nhất, thuộc phạm vi 06 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại biểu được tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; đại biểu không sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu đã chất vấn trước đó; thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút, thời gian trả lời không quá 03 phút cho mỗi câu hỏi.

Tiếp nối thành công của hoạt động chất vấn tại các Kỳ họp vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, trình độ chuyên môn sâu và nắm chắc tình hình thực tế ở các địa phương, cơ sở của các vị đại biểu Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng mong đợi của cử tri, Nhân dân cả nước.

Trong sáng nay, sau khi Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Báo cáo ý kiến của Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023.

Sau đó, các đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ nhất, gồm các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; văn hóa, thể thao và du lịch.

Đại biểu Trần Đình Gia chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

Đặt câu hỏi chất vấn tại phiên họp, Đại biểu Trần Đình Gia - Đo Thưa Bộ trưởng, àn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, về ĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn về phát triển vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, tại kỳ họp thứ 3 tôi đã đặt câu hỏi chất vấn, và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhận định công tác quy hoạch cây trồng còn nhiều hạn chế, không có lợi thế cạnh tranh với chuỗi cung cấp thức ăn nhập khẩu. Bộ trưởng trả lời sẽ xây dựng đề án tăng cường tự chủ trong vật tư đầu vào như ngô, đậu tương,…Tuy nhiên, năm 2023 Việt Nam vẫn nhập khẩu ngô gần 3 tỷ đô, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu gần 5 tỷ đô. Trong khi xuất khẩu gạo cũng chỉ đạt khoảng 4,7 tỷ đô. Như vậy, nhu cầu ngô làm thức ăn chăn nuôi gia súc của Việt Nam hiện nay là rất lớn, chủ yếu vẫn là nhập khẩu và tăng theo từng năm, trong khi diện tích trồng ngô trên cả nước vẫn giảm. Xin Bộ trưởng cho biết, công tác điều hành quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của ngành; và đề án tăng cường tự chủ nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đã triển khai đến đâu?

Ngoài ra, đại biểu Trần Đình Gia cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL về việc các tổ chức, cá nhân quan tâm muốn đầu tư để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá sau khi được UNESCO vinh danh nhưng vẫn chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút nguồn lực xã hội hoá.

Nguyễn Hoa

    Ý kiến bạn đọc