Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và dự án Luật nhà ở( sửa đổi)
EmailPrintAa
14:16 27/05/2014

Sáng 27 tháng 5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIII, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cùng đại biểu các Đoàn Trà Vinh, Bắc Ninh và Quảng Nam tham gia thảo luận Tổ dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và dự án Luật nhà ở( sửa đổi).

 Các đại biểu tập trung thảo luận các quy định mới về dự án Luật  kinh doanh bất động sản (sửa đổi) gồm: Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh, về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, về bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, về quyền của các bên mua, bán nhà, công trình xây dựng, về điều kiện chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản v.v. Ngoài ra các đại biểu đã thảo luận các quy định về: Thời điểm chuyển quyền sở hữu, về chính sách phát triển nhà ở, vể tài chính cho phát triển nhà ở, về chính sách phát triển nhàn ở công vụ, về quỹ phát triển nhà ở xã hội và về thời hạn sử dụng nhà chung cư v.v. của dự án Luật nhà ở (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Đoàn Hà Tĩnh Phát biểu taik phiên thảo luận tổ

        

  Các đại biểu Trần Tiến Dũng, đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh cho rằng dự thảo lần này sửa đổi, bổ sung các quy định làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất để khơi thông thị trường bất động sản lâu nay còn bế tắc, đóng băng nhằm phát huy nguồn lực to lớn từ bất động sản, đồng thời cần minh bạch, công khai  thị trường bất động sản và đảm bảo chính sách nhà ở cho người dân. Các Dự thảo luật còn có nhiều điều, khoản giao cho Chính phủ, bộ, ngành và UBND tỉnh hướng dẫn thi hành là chưa phù hợp, dễ dẫn đến tình trạng pháp luật áp dụng thiếu thống nhất giữa các địa phương. Đề nghị cần luật hoá các quy định để thống nhất áp dụng. Ngoài ra, việc chuyển nhượng, mua, bán tặng, cho nhà ở còn quy định nhiều loại thủ tục rườm rà gây phiền hà cho người dân và dễ dẫn đến tiêu cực, đề nghị cần xoá bỏ nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân … Đồng thời thống nhất cao việc phát triển nhà ở công vụ nhằm đáp  ứng nhu cầu cần thiết cho CBCC khi được luân chuyển, điều động v.v. nhưng cần quy định chặt chẽ loại đối tượng nào được ưu tiên sử dụng nhà công vụ không phải nộp tiền sử dụng,  những đối tượng nào phải nộp tiền  và về nguyên tắc những người sử dụng nhà công vụ đều phải nộp tiền để đảm bảo công bằng.


    Ý kiến bạn đọc