Tại buổi thảo luận đã có 10 ý kiến phát biểu của đại biểu các Đoàn, trong đó Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh có 5 đại biểu đóng góp ý kiến gồm: đại biểu Võ Kim Cự, Trần Tiến Dũng, Trần Ngọc Tăng, Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Văn Sơn.
|
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại phiên thảo luận |
Về dự án Luật giám sát hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đại biểu Võ Kim Cự cho rằng, cần quy định một cách thống nhất về hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, trong đó, không chỉ xác định rõ thẩm quyền, phạm vi giám sát của từng chủ thể và đối tượng bị giám sát mà còn tăng cường sự phối hợp trong quá trình tiến hành hoạt động giám sát nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và tránh sự chồng chéo, trùng lặp, đồng thời cần thiết kế một chương riêng quy định về việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát và tăng cường đổi mới hoạt động chất vấn của Quốc hội và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nhằn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc giám sát. Nếu Luật không có chế tài giám sát cụ thể thì việc thực hiện kiến nghị sau giám sát rất hình thức. Do vậy cần phải thiết kế một chương riêng quy định về nội dung này.
|
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Dũng tham gia ý kiến |
Thảo luận về điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, đa số đại biểu đề nghị cần thiết phải sửa Luật kể cả khi Luật chưa có hiệu lực nếu phát hiện không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên các đại biểu cũng đề nghị nên chăng có một hình thức phù hợp chẳng hạn như việc ra nghị quyết của Quốc hội về việc tạm dừng thi hành điều 60 hoặc có văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp. Một số đại biểu khác cho rằng, khi Luật đi vào cuộc sống mà không sát với thực tiễn thì phải sửa đổi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội chưa có hiệu lực thi hành đã phải sửa là việc chưa có tiền lệ. Những vướng mắc, bất cập của điều Luật này lại không phải do cơ quan làm luật và các cơ quan liên quan phát hiện ra mà do chính người lao động. Qua đó cho thấy, chất lượng công tác xây dựng pháp luật chưa cao.
|
Đại biểu Trần Ngọc Tăng tham gia ý kiến |
Cũng trong sáng nay, cho ý kiến về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, một số đại biểu cho rằng, thời gian qua việc triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội vẫn còn những hạn chế kéo dài, phải điều chỉnh nhiều lần.
Bên cạnh đó, chất lượng một số dự án Luật còn hạn chế, tình trạng tồn đọng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, pháp lệnh còn nhiều.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)