Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tại Kỳ họp
|
Trước hết về nguyên tắc, theo đại biểu việc ban hành Nghị quyết về cơ chế công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp để thực thi các khoản 2,3,4,5 Điều 3.57 của Hiệp định EVIPA phải đảm bảo thực hiện đúng theo các nội dung cam kết trong Hiệp định. Tại Khoản 2 Điều 3.57 của Hiệp định thì phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp EVIPA sẽ được công nhận và cho thi hành như phán quyết chung thẩm của Tòa án. Tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 2 của Dự thảo Nghị quyết thì sau khi có phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp EVIPA đối với bị đơn là Việt Nam thì phán quyết đó được coi là phán quyết của trọng tài nước ngoài. Và Tòa án Việt Nam có thể công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam.
Đại biểu Lê Anh Tuấn - Ủy viên Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh phát biểu
|
Như vậy, với quy định này trong dự thảo liệu đã phù hợp với nội dung cam kết như đã nêu tại Khoản 2 Điều 357 của Hiệp định EVIPA hay chưa? Và nếu quy định như dự thảo thì cơ sở pháp lý nào để Tòa án Việt Nam không nhận phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp theo hiệp định EVIPA.
Thứ hai , tại Khoản 4 Điều 2 dự thảo Nghị quyết quy định Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp EVIPA sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị. Theo đại biểu, có thể quy định trường hợp không bị kháng cáo, còn trường hợp không bị kháng nghị thì đề nghị cân nhắc, xem xét. Bởi không thể tước đi quyền kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp trong trường hợp Tòa án Việt Nam khi công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo hiệp định EVIPA có vi phạm về thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam.
Thứ ba , tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 2 dự thảo Nghị quyết sử dụng cụm từ “ Người được thi hành phán quyết”. Đề nghị cần quy định rõ người được thi hành phán quyết ở đây gồm những chủ thể nào, có phải chỉ bao gồm nhà đầu tư hay gồm cả chủ thể là quốc gia, trong trường hợp Nhà nước là chủ thể có quyền và lợi ích liên quan.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp thu, giải trình
|
Cũng tại buổi thảo luận, đại biểu Lê Anh Tuấn đã nhấn nút phát biểu tranh luận xung quanh nội dung Tòa án Việt Nam có thể công nhận hoặc không công nhận phán quyết chung thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam. Theo đại biểu, không có cơ sở nào để Tòa án Việt Nam không công nhận phán quyết chung thẩm của cơ quan tranh chấp theo Hiệp định EVIPA.
Tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hứa sẽ sớm hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện cam kết của Việt Nam về bảo hộ đầu tư phù hợp với quy định của Hiệp định./.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)