Nâng cao chất lượng giám sát của cơ quan dân cử
Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội khẳng định cần thiết sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân góp phần đổi mới hoạt động giám sát hiệu quả, thực chất; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Đại biểu các đ oàn Lai Châu, Cà Mau, Lâm Đồng, Hà Tĩnh đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết để hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi các dự án Luật.
|
Các đại biểu đề nghị quy định giải pháp bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát; thời điểm xem xét, thảo luận các báo cáo; việc phối hợp giám sát thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế; phương thức, trình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện hoạt động giám sát; việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; quy định về giám sát của HĐND của đơn vị hành chính cấp trên đối với các đơn vị hành chính cấp dưới không tổ chức HĐND.
Các đại biểu cho rằng cần thiết bổ sung quy định về hoạt động giải trình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc của thực tiễn cuộc sống, phúc đáp yêu cầu của cử tri, Nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu lực thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát. Quy định tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát.
Đảm bảo thông tin về nguồn gốc , chất lượng sản phẩm
Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh - Trần Đình Gia thảo luận
|
Các đại biểu đề nghị quy định rõ giai đoạn, quan điểm, tầm nhìn chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia. Nhấn mạnh việc tích hợp thông tin hợp chuẩn, hợp quy phải thể hiện thông tin về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc; đánh giá hiệu quả của sử dụng dấu hợp quy; quy định công bố hợp chuẩn, hợp quy trên môi trường điện tử; tiêu chí áp dụng thủ tục rút gọn.
Các đại biểu đề nghị phân định rõ các trường hợp áp dụng “ đột xuất; khẩn cấp; cấp bách; tiêu chuẩn quốc gia trái pháp luật ”. Rà soát quy định ban hành quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo minh bạch, tránh phát sinh chi phí và xung đột lợi ích của người dân, doanh nghiệp; căn cứ, điều kiện xây dựng, ban hành quy chuẩn quốc gia; các chính sách, cơ chế ưu đãi; thời gian, trình tự các bộ, ngành có ý kiến về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương, đặc biệt là các quy chuẩn phức tạp, chuyên môn sâu./.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)