Theo dự kiến chương trình, về công tác lập pháp, Kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 5 dự án luật, 4 dự thảo nghị quyết gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng và Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ ba tại huyện Kỳ Anh |
Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến lần đầu với 6 dự án luật, gồm Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Về hoạt động giám sát và xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; chủ trương đầu tư Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội tổ chức hội nghị đại biểu chuyên trách để góp ý xây dựng luật |
Quốc hội sẽ dành thời gian thoả đáng tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành. Đồng thời xem xét tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 3; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2; đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023 và Nghị quyết kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Các đại biểu sẽ tự nghiên cứu báo cáo giám sát 5 năm thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (2016-2021); các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp trước; báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021.
Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV |
Ngoài ra, các đại biểu cũng sẽ tự nghiên cứu về các báo cáo của Chính phủ về công tác của Chính phủ; tài chính nhà nước năm 2020; tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và điều ước quốc tế năm 2021; công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; kết quả thực hiện quyền trẻ em và việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương liên quan đến trẻ em; kết quả thực hiện các kiến nghị trong quá trình giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và giám sát việc thực hiện công tác tiếp công dân, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; việc áp dụng các biện pháp đặc biệt phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (nếu có). Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có) .
Để tham gia kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV đạt kết quả tốt, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh và các vị đại biểu Quốc hội đang tập trung thực hiện một số nội dung:
Thứ nhất, dành thời gian nghiên cứu, góp ý kiến về dự kiến chương trình, các nội dung kỳ họp; tổ chức lấy ý kiến góp ý, tổ chức các hội nghị với các cơ quan, đơn vị , địa phương liên quan để góp ý xây dựng các dự án luật xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV.
Thứ hai, phối hợp với UBMTTQ Việt Nam các cấp tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại các địa phương; tổ chức làm việc với một số cơ quan, địa phương, đơn vị trong tỉnh; thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi báo cáo tổng hợp về UBTVQH và UBTWMTTQ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Quốc hội.
Thứ ba, các ĐBQH tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri; tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân, chú trọng hơn việc nghiên cứu kỹ tài liệu, nắm bắt tình hình thực tế để nâng cao chất lượng nội dung phát biểu, tập trung phân tích, đánh giá, kiến nghị các giải pháp thiết thực vì quyền lợi của Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp.
Thứ tư, chủ động phối hợp với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan chức năng đảm bảo điều kiện tham gia kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV./.
Tin mới cập nhật
- Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thông qua các dự án Luật, Nghị quyết và bế mạc ( 20/11)
- Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông quốc gia ( 13/11)
- Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ( 12/11)
- Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Tĩnh ( 10/11)
- Quy định rõ nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề ( 09/11)
- Đại biểu Quốc hội góp ý chi tiết về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng ( 09/11)