Ngày làm việc thứ 13 của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII
EmailPrintAa
07:43 05/11/2013

Ngày 4/11/2013, buổi sáng Quốc hội iếp tục làm việc tại hội trường để nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).

Theo giải trình, tiếp thu ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban đã chỉ đạo xây dựng bổ sung 02 điều mới vào Dự thảo luật (Điều 22, Điều 23) quy định về THTK, CLP trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, đồng thời bổ sung quy định về hành vi lãng phí trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, lĩnh vực y tế và chế tài xử lý tương ứng. Trong đó, lĩnh vực giáo dục đào tạo tập trung quy định về xây dựng, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đào tạo và chương trình, nội dung giáo dục; lĩnh vực y tế tập trung quy định về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, đầu tư dự án, công trình, mua sắm trang thiết bị y tế là những vấn đề dễ xảy ra lãng phí lớn. Bổ sung khoản 4 Điều 54 quy định về “Việc tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức ...” để tránh lãng phí.

          Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Dự thảo luật đã quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quan trọng quốc gia. Đối với các công trình của địa phương, do điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi thời kỳ khác nhau, nếu quy định cứng trong Luật sẽ khó khăn trong thực hiện, do đó giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu chống lãng phí.

Đại biểu Trần Tiến Dũng - tham gia phát biểu tại  phiên thảo luận tại hội trường

         

Tham gia thảo luận tại Hội trường, Đại biểu Trần Tiến Dũng và một số cho rằng, một số quy định của Dự thảo luật chưa có tính khả thi cao, nhất là về cơ chế, chính sách; về trách nhiệm của người đứng đầu; về cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; THTK, CLP trong nhân dân. Đề nghị nghiên cứu, bổ sung để tăng tính khả thi của Luật.

Về phạm vi điều chỉnh, qua thảo luận, có 2 loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định về phạm vi điều chỉnh như Dự thảo luật; đại biểu tán thành với Loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ quy định THTK, CLP đối với khu vực Nhà nước, không quy định đối với khu vực sản xuất, kinh doanh ngoài nhà nước và tiêu dùng của nhân dân vì lãng phí xảy ra và gây bức xúc trong xã hội chủ yếu trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Ngoài ra, nếu chỉ dừng ở mức độ khuyến cáo và không có chế tài xử lý thì cân nhắc có thể không nên quy định trong Luật. Mặt khác, việc quy định THTK, CLP trong Luật đối với khu vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân đòi hỏi Nhà nước phải kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động này, điều này có thể dẫn đến hạn chế quyền sở hữu về tài sản của các tổ chức, cá nhân. 

          Ngoài ra,  đại biểu đề nghị để tránh việc huy động, sử dụng các nguồn lực ngoài NSNN, gây lãng phí xã hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định về THTK, CLP trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân là cần thiết; nếu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân lãng phí có tính chất xã hội thì Nhà nước phải có biện pháp điều chỉnh bằng cơ chế chính sách. Hiện nay, tiêu dùng xã hội có biểu hiện lãng phí, tiêu dùng quá khả năng tài chính thực tế, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội và các hoạt động văn hóa khác; việc vận động quyên góp, huy động các nguồn lực trong dân còn tùy tiện, không minh bạch, sử dụng lãng phí...

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Dự thảo luật bổ sung nguyên tắc THTK, CLP trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân (Điều 63), bảo đảm quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp, đồng thời giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về THTK, CLP trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội, quy định về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thông tin đại chúng trong tổ chức thực hiện chủ trương THTK, CLP trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

 

            Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh và Dự án Luật hải quan (sửa đổi).

          Thảo luân về Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đại biểu Nguyễn Văn Phúc thống nhất cao với việc tiếp tục đầu tư đường Hồ Chí Minh là phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đề nghị bộ giao thông vận tải cần có sự phân luồng,  phân tuyến đối với các loại xe tải hạng nặng đi đường HCM để giảm tải cho đường quốc lộ 1A, mặt khác nhằm khai thác sử dụng hết khả năng vận tải của con đường vừa tránh lãng phí và nhằm phát triển kinh tế - xã hội các địa phương ở phía tây của tổ quốc.

          Phát biểu về dựa án Luật Hải quan sửa đổi, đại biểu Võ Kim Cự, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Văn Phúc đồng tình cao với việc sửa đổi lần này khá toàn diện, loại bỏ được những bất cập lâu nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, để tăng cường công tác bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia và an ninh kinh tế nhằm phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại thì luật cần quy định rõ trách nhiệm chính  thuộc lực lượng nào, cơ quan nào có thẩm quyền tại cửa khẩu và áp dụng cơ chế một cửa quốc gia( điều 35, 37) một cách thuận lợi và hiệu quả nhất, tránh tình trạng như lâu nay còn thiếu phối hợp thống nhất giữa các lực lượng.Đồng thời nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực cán bộ và đầu tư hiện đại hoá lực lượng hải quan  cũng như có chế độ chính sách thoả đáng cho CBCC hải quan.


    Ý kiến bạn đọc