Phát biểu của đồng chí Võ Kim Cự - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII
EmailPrintAa
14:33 27/10/2011

Sáng nay, 27/10 Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, đánh giá thực hiện kế hoạch KT - XH 2011, dự kiến Kế hoạch phát triển KT XH 5 năm 2011-2015 và của năm 2012, đúng 8h15 phút, Đại biểu Võ Kim Cự - Chủ tịch UBND, Trưởng Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đăng đàn phát biểu thứ 2 trong buổi thảo luận sáng nay tại hội trường. Thông tin đại biểu nhân dân Hà Tĩnh xin trích toàn văn bài phát biểu của đồng chí Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

Kính thưa Quốc hội.

Tôi nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình bày  và các báo cáo Chính phủ  các báo cáo thẩm tra của các UB của Quốc hội. Chúng tôi đánh giá cao Nghị quyết số 11 của Chính phủ, kết luận 02 của Bộ Chính trị và các giải pháp điều hành quyết liệt của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương. Tình hình kinh tế - xã hội ổn định và có kết quả mới.

 Tôi xin kiến nghị một số  nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

 

Phát biểu của đồng chí Võ Kim Cự - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

 

Thứ nhất: Vấn đề liên kết phát triển kinh tế vùng và liên vùng để tạo chuỗi liên kết mắt xích phát triển các tỉnh trong vùng. Gắn kết với tái cơ cấu nền kinh tế.  Đề nghị nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng và liên vùng để khai thác tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong vùng dựa vào nhau, chia sẻ, hỗ trợ cho nhau về nguyên liệu, hạ tầng dùng chung giao thông vận tải, cảng, sân bay nguồn nhân lực, chẳng hạn theo dự báo Khu kinh tế Vũng Áng đến 2015 cần 5 vạn công nhân,  Hà Tĩnh không thể đủ nguồn nhân lực, cần trợ giúp của các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị v.v.… các tỉnh cùng hợp tác, liên kết trong sản xuất nâng quy mô sản xuất hàng hoá cả lượng và chất đủ sức cạnh tranh bên ngoài( giảm bớt những cạnh tranh không cần thiết). Loại trừ cục bộ địa phương, cát cứ địa phương…. Thực hiện phương châm: đoàn kết, hợp tác, phát triển bền vững.

- Đề nghị Trung ương phân công, phân cấp cho các địa phương rỏ ràng, mạnh mẽ hơn, gắn phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao hơn  (quyền và nghĩa vụ cụ thể  từng tỉnh, khu vực để tạo các vùng kinh tế động lực).

Thứ hai là, về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đây là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước, song đây là vấn đề rất rộng, rất lớn mang tầm chiến lược cả kinh tế và xã hội đặc biệt quan trọng chẳng những trước mắt mà còn lâu dài, xây dựng nông thôn mới vừa cấp bách vùa cơ bản để tạo ra giá trị mới trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực, an ninh kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, ổn định chính trị từ cơ sở vừa là yêu cầu vừa  là yếu tố phát triển bền vững. Vì vậy tôi đề nghị:

+ Cần ưu tiên các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đồng thời với việc tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng cuộc sống cho nhân dân, nhà nước cần tăng cường đầu tư các nguồn lực giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới. Vì còn nhiều xã vùng kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu vùng xa tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Không thể có đủ nguồn lực xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí đã đề ra.

+ Mặt khác, cần có sự rà soát 16 chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án hỗ trợ mục tiêu tính toán lồng ghép đồng bộ để loại trừ các trùng lặp như: (Nội dung, các hợp phần, kinh phí chi sự nghiệp thường xuyên), ưu tiên các nguồn lực, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tâng nông thôn mới, chương trình xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chương trình nước sạch, chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn v.v. gắn cấu trúc lại nền kinh tế, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn từng xã, huyện.

Thứ ba:  Vấn đề đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp gắn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thu ngân sách nên tạo điều kiện tối đa nhất cho doanh nghiệp.

- Vừa qua Quốc hội, Chính phủ đã có các chủ trương, giải pháp rồi song cần mạnh mẽ hơn cư bản, toàn diện hơn.

- Cần quan tâm các loại hình doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, tuy doanh nghiệp nó nhỏ nhưng nhiều doanh nghiệp, hàng vạn doanh nghiệp, hàng triệu lao động (hiện nay đang rất khó khăn), cần tháo gỡ doanh nghiệp khát vốn nên chăng cần hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất vay ngân hàng (biện pháp thoả thuận, vận động, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tự nguyện giảm một phần lợi nhuận, ngân hàng nào cũng báo cáo lợi nhuận cao, góp phần chia sẻ doanh nghiệp, đồng hành cùng phát triển. Đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ đất đai, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Đề nghị không nên quy định mức dư nợ tín dụng bình quân cả nước mà điều hành linh hoạt tuỳ nhu cầu khả năng phát triển từng tỉnh, khu vực, có thể cao hoặc thấp hơn, không xơ cứng.

- Tháo gỡ các thủ tục hành chính (các ngân hàng thực hiện nghị định 41 của CP, thực hiện vẫn cứng nhắc, các doanh nghiệp không vay được vốn, cần linh hoạt thủ tục thế chấp, vận dụng tín chấp.

- Nên có cơ chế riêng khơi dậy động lực phát triển kinh tế tư nhân       (loại hình doanh nghiệp này rất năng động có tiềm năng triển vọng phát triển tốt). Hà Tĩnh có gần 3000 doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm > 96 %.

Thứ tư:  Đề nghị Trung ương nên xây dựng các tiêu chí cho những tỉnh đặc biệt khó khăn hội tụ đủ các tiêu chí, yếu tố cần ưu tiên số 1. ví dụ như nhóm tỉnh vừa nghèo, thu ngân sách  chỉ đáp ứng dưới 30 % lại vừa ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt thường xuyên bị thiên tai, bão lũ. Nếu chúng ta dồn sức lực giúp nhóm tỉnh này vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững thì sẽ góp phần ổn định và sẽ đỡ gánh nặng cho đất nước, cho trung ương.

- Phân bổ ngân sách không nên chia bình quân tỷ lệ mà nên phân theo nhóm tỉnh thu ngân sách <30%< 50% <70%.

- Năm 2012,  đề nghị ưu tiên vốn các công trình dở dang, chuyển tiếp của giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục đặc biệt là các tỉnh vùng thường  xuyên bị bão lũ cần ưu tiên vốn  cho các công trình còn dang dở  để xử lý dứt điểm tránh thiên tai bão lũ bất thường hệ luỵ không lường được như Hà Tĩnh năm 2010 (3 cơn bão lũ) hậu quả thiệt hại bằng bảy năm thu ngân sách tỉnh, chưa biết lúc nào xử lý xong được các hậu quả.

- Để khuyến khích vượt thu và giúp đỡ các tỉnh nghèo đề nghị bỏ cơ chế trích 50% vượt thu để lại làm lương năm sau đề nghị để lại cho địa phương  để hộ trợ an sinh xã hội và đầu tư phát triển .

Đề nghị nên trích 1 tỷ lệ  khoảng 10 - 15 % thuế xuất nhập khẩu hổ trợ các đơn vị để  khuyến khích tạo diều kiện thu thuế  tốt hơn.

 Đề nghị tăng nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội để cho các hộ nghèo vay vốn SXKD thoát nghèo bền vững.

Xin cảm ơn Quốc hội.


    Ý kiến bạn đọc