Sáng mai, 16.11, QH tiếp tục Phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ trả lời các chất vấn của ĐBQH về: Tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của QH; thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp. Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực. Việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016 - 2020.
Các Bộ trưởng, trưởng ngành cùng tham gia trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm có: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Khoa học và Công nghệ. Các Bộ trưởng, trưởng ngành khác và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ trả lời về những nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của mình (nếu có).
Bảo vệ môi trường - yếu tố quan trọng của xây dựng nông thôn mới
Chất vấn về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, gây bức xúc cho người dân, ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) hỏi thẳng Bộ trưởng Trần Hồng Hà về những giải pháp khắc phục tình trạng rác thải công nghiệp, nhất là các vỏ thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân.
ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) Chất vấn về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn - Ảnh: Quang Khánh |
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thông thường, chúng ta cứ nghĩ rằng, đô thị, khu công nghiệp mới ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng trên thực tế, môi trường ngoại thành nông thôn chính là nơi bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và quá trình dịch chuyển các công nghiệp ô nhiễm sang nông thôn. Về nguyên nhân, Bộ trưởng nêu rõ, trước tiên, do nhận thức ở nông thôn chưa đạt như ở thành thị. Thứ hai, trong quản lý nhà nước, còn có tư tưởng cho rằng, nông thôn là khu vực an lành, thanh bình, nhưng thực tế đây là nơi hoạt động sôi động, đặc biệt vấn đề môi trường đang âm thầm, song rất bức xúc, nóng bỏng.
Thừa nhận trong quản lý môi trường nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý chung, nhưng Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, về phân định ở hạ tầng nói chung, hạ tầng về môi trường, hạ tầng xử lý chất thải đang giao cho các bộ khác nhau. Trong đó, trách nhiệm trực tiếp và cụ thể là Bộ NN và PTNT và các bộ có liên quan.
Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết, đối với nông thôn, cần phân biệt nông thôn thuần nông với nông thôn ngoại thành và nông thôn đang trong quá trình quy hoạch để quan tâm hơn đến quy hoạch, cơ chế, chính sách, nguồn lực, cũng như cơ chế quản lý tương xứng. “Và đặc biệt Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ NN và PTNT phải cùng khẩn trương đưa các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nhất là phải quan tâm đến tiêu chí về quy hoạch, hạ tầng nông thôn, trong đó, có các vấn đề về thiết bị thu gom, giải quyết vấn đề môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh. Còn đối với nông nghiệp, nông thôn thuần nông, Bộ trưởng cho rằng, phải quan tâm đến việc để mỗi gia đình có thể phân loại xử lý các chất thải hữu cơ bình thường, còn đối với chất thải như bao bì, thuốc trừ sâu, chai, lọ, thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng, nhưng sử dụng không đúng quy trình, không đúng chủng loại thì phải kiểm soát như đối với chất thải nguy hại. Đặc biệt phải có những đơn vị có năng lực, có quy định rõ từ trách nhiệm của người sản xuất ra các loại thuốc hóa chất, bảo vệ thực vật, phân gom, xử lý chất thải nguy hại riêng và có cơ chế. Và trong thời gian tới, phải hướng dẫn người dân, trong trường hợp các khu chăn nuôi nhỏ lẻ, có thể áp dụng cho từng hộ gia đình, như mô hình bioGap trong chăn nuôi, hiện nay có thể đáp ứng và rất phù hợp…
Ảnh: Quang Khánh
|
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng mong muốn trong thời gian tới, cùng với việc quy hoạch chung về môi trường, cần tính toán ngay xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, tính toán theo cách thức xử lý có tính liên tịch, liên vùng. Và cần tập trung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó xác định môi trường nông thôn như là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nông thôn. Đặt ra các tiêu chí, chỉ tiêu để phấn đấu. Bên cạnh nhận thức, vấn đề quản lý các loại chất thải phải tiếp cận theo giá, để nông dân có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường.
Bộ hoàn toàn chịu trách nhiệm về Formosa
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà - Ảnh: Quang Khánh |
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về xử lý sự cố ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu rõ, cử tri Quảng Bình ghi nhận và đánh giá cao những giải pháp tích cực của QH, của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN và PTNT trong việc giải quyết hậu quả của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân Quảng Bình cảm thấy thiếu niềm tin và băn khoăn không chỉ thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai với sự cố Formosa. “Bộ trưởng cho biết những cơ sở nào để bảo đảm tính vững chắc của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa sẽ không gây ô nhiễm môi trường để tạo niềm tin cho nhân dân trong thời gian tới”, ĐB Nguyễn Ngọc Phương hỏi.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung là nhiệm vụ mà Bộ Chính trị, Chính phủ và các địa phương đặc biệt quan tâm. Trước tiên, chúng ta đã dồn hết sức để khắc phục sự cố gây ra cũng như quan tâm đến đời sống của người dân… Đối với Formosa, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi chỉ ra được các vi phạm của Formosa, chỉ ra được các nguyên nhân cũng như các nguồn gây ô nhiễm và có tiềm năng gây ra sự cố môi trường thì đã được xác định rất rõ.
Bộ đã thành lập một lực lượng chuyên ngành gồm các nhà khoa học ở các viện khoa học có uy tín trên cả nước để cùng nhau xem xét, đánh giá kế hoạch để yêu cầu phía doanh nghiệp phải có các biện pháp để khắc phục và lộ trình xử lý cụ thể. Ở đây các phương án đặt ra được kiểm soát tuyệt đối. Trong quá trình Formosa khắc phục thực hiện kế hoạch này, chúng ta đã có Tổ công tác do Viện Khoa học hàn lâm công nghệ trực tiếp phối hợp với Bộ thành lập theo dõi và giám sát 24/24 về chất lượng nước thải, khí thải cũng như quản lý các chất thải đổ ra.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn - Ảnh: Quang Khánh |
Đối với biện pháp xử lý, chúng tôi đưa ra yêu cầu và quy định phải đáp ứng, kể cả những tiêu chuẩn Việt Nam chưa có thì phải áp dụng quy định cao nhất về công nghệ. Đặc biệt, chúng tôi tập trung vào vấn đề công nghệ xử lý đối với nước thải, tất cả các khâu từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hóa phát sinh ra từ nhà máy điện, khu cốc hoặc là các khu vực khác đều được xem xét và có quy định để xử lý cụ thể. Đồng thời có tính toán để nếu kèm theo sự cố thì có các biện pháp phòng ngừa, như có hồ để xử lý tất cả các nguồn thải, các thông số thải được kiểm soát chặt chẽ, tự động. Khoan trắc được thực hiện tự động, trực tiếp gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, sở, ngành ở địa phương. Chúng tôi cũng tính toán một số tồn tại về công nghệ sản xuất, để trong giai đoạn từ nay đến năm 2018, Formosa mới hoàn thành, thì phải xử lý khí thải, nước thải. Phía cuối đường ống, chúng tôi tính toán xây dựng hồ sinh thái rộng 10 ha, được giám sát chất lượng để bảo đảm quy chuẩn môi trường, với yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Hồ thủy sinh học này vừa tiếp tục xử lý sinh học lượng bùn, vừa được yêu cầu thả cá, trồng cây ngập mặn để bảo đảm nước thải trước khi ra môi trường bảo đảm an toàn tuyệt đối. Về các quy trình yêu cầu công cụ xử lý cấp quốc gia, chúng ta đã thống nhất với họ, theo tinh thần xây dựng nhà máy bảo đảm môi trường, duy trì lâu dài, không xảy ra sự cố và góp phần thực hiện phát triển bền vững ở địa phương.
Để kiểm soát tốt hơn, Bộ TN và MT đã thiết kế hệ thống giám sát môi trường biển ở 4 địa phương này, có thể kiểm soát bùn thải, nước thải. Với Formosa, một vấn đề khác được ĐBQH quan tâm là xử lý chất thải rắn, bùn thải nguy hại, chúng tôi yêu cầu Formusa trong thời gian chưa ký hợp đồng với những doanh nghiệp có năng lực xử lý, thì được lưu trữ trong kho với chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Chúng tôi cũng phối hợp với Hà Tĩnh để đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu vực xử lý nước thải, chất thải của các doanh nghiệp đã đăng ký. Với xỉ tro bay, xỉ đáy, trên thế giới coi đây là một loại vật liệu để thay thế vật liệu xây dựng, nên chúng tôi yêu cầu Formosa tìm ra đối tác để thương mại hoặc chuyển các chất thải này thành vật liệu xây dựng. Chúng tôi cũng đề nghị Bộ Xây dựng xây dựng tiêu chuẩn vật liệu xây dựng, để xỉ tro bay, xỉ đáy trở thành vật liệu xây dựng có giá trị thương mại. Hiện nay, với cách thức quản lý và nỗ lực của doanh nghiệp, đặc biệt Formusa cũng mời nhiều cơ quan tư vấn nổi tiếng thế giới để tham vấn, giúp thay đổi từ công nghệ sản xuất, cũng như thay đổi cách thức quản lý, vận hành xử lý chất thải để bảo đảm tiêu chuẩn ISO 2000, bảo đảm các khâu được quản lý chặt chẽ, để Formosa không gây ô nhiễm nữa, ngăn chặn triệt để nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Chiều nay, đúng 14h, QH tiếp tục Phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Sau phần trả lời củaBộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà sẽ trả lời chất vấn trước QH và đồng bào cử tri cả nước.
Phân bón giả, kém chất lượng - cần sự quản lý của Nhà nước
ĐB Nguyễn Sỹ Cương ( Ninh Thuận )chất vấn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh - Ảnh: Lâm Hiển |
ĐB Nguyễn Sỹ Cương ( Ninh Thuận): Tôi muốn làm rõ vai trò của quản lý Nhà nước vì phân bón giả, kém chất lượng là vấn đề nhức nhối và đã xuyên qua hai nhiệm kỳ QH. Thiệt hại do phân bón giả, kém chất lượng gây ra cho nền nông nghiệp và 60 triệu nông dân là rất lớn. Vừa qua xảy ra việc cấp khống hợp chuẩn phân bón hữu cơ tại Bộ NN và PTNN và xử lý hàng loạt cán bộ. Mặc dù, với phân bón vô cơ chưa phát hiện sai phạm, nhưng các chuyên gia cho rằng, có đến 30 -40% tỷ lệ phân bón vô cơ là giả, kém chất lượng.
Vậy trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ trong việc quản lý phân bón vô cơ được xác định như thế nào? Cần có giải pháp gì để hạn chế thiệt hại cho nông dân?
BT Trần Tuấn Anh: Ngoài những tồn tại, vướng mắc, nhất là sự trùng lấn, giao t&hoa trong quản lý nhà nước giữa Bộ NN và PTNT với Bộ Công thương về phân bón vô cơ và hữu cơ, cũng như các nội dung đã trình bày với QH về các biện pháp khắc phục trong thời gian tới, xin báo cáo thêm với QH là thực tế có những sai phạm, vi phạm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, cụ thể là phân bón giả, keacute;m chất lượng, thì cần có vai trò của quản lý nhà nước, cụ thể ở đây là trong việc chỉ định các tổ chức xác nhận và công bố hợp quy. Bộ NN và PTNT đã chủ động tổ chức thanh tra làm rõ trách nhiệm, chỉ ra các sai phạm trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường phân bón còn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng.
Với Bộ Công Thương, chúng tôi cũng không phủ nhận những dấu hiệu này trong việc quản lý nhà nước với phân bón vô cơ. Sau khi có thông tin do Bộ NN và PTNT thanh tra trong tổ chức, chỉ định các tổ chức xác nhận về phân bón, chúng tôi đã tiếp thu kinh nghiệm thực tế và tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương. Trên thực tế, chúng tôi đã kiểm tra 2 đợt trong tháng 5 và 6.2016, đến nay không phát hiện ra sai phạm, vi phạm. Thực tế đã phát hiện 2 trong số mười mấy tổ chức được xác nhận là có sự vi phạm trong thực hiện hoạt động về chứng nhận phân bón cũng như công bố về hợp quy. Chúng tôi đã ban hành quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương rút lại giấy phép của tổ chức đó và yêu cầu các đơn vị chức năng phối hợp để xử lý hậu quả, hệ quả gây ra từ việc hủy bỏ giấy phép đó của các tổ chức được xác nhận. Đồng thời, giao các đơn vị trong Bộ khẩn trương rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, căn cứ theo quy định của pháp lý để thực hiện nhiệm vụ về xác nhận, các tổ chức được xác nhận, cũng như các tổ chức công bố hợp quy. Sắp tới trong khuôn khổ về các biện pháp để siết chặt lại quản lý nhà nước, bảo đảm hiệu quả của thị trường phân bón, từ sản xuất đến kinh doanh, chúng tôi sẽ đưa nội dung này vào, đồng thời, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, không phù hợp. Đặc biệt là xây dựng hệ quy chuẩn quốc gia để ổn định được thị trường phân bón hữu cơ, vô cơ hay các loại phân bón khác, bảo đảm lợi ích người dân, người tiêu dùng và môi trường.
Về biện pháp, trong thời gian trước mắt, thời gian tới ngoài việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thì còn có những quy chuẩn mới gửi cho Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định, phê duyệt. Chúng tôi cũng tiếp tục phối hợp với Bộ NN và PTNN để ổn định trong việc quản lý phân bón hữu cơ và vô cơ, đặc biệt là có chương trình phối hợp công tác giữa hai Bộ, và tổ chức phân cấp cho các địa phương trong việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón tại địa phương. Mới đây nhất, Bộ Công thương và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (về chống buôn lậu gian lận thương mại hàng giả) của Bộ và các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và một số quận, huyện cụ thể và đã phát hiện có rất nhiều vi phạm. Như trên một quận, có đến 43 tổ chức sản xuất phân bón, quy mô nhỏ lẻ và có việc không chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật. Bộ đang chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và các ngành chức năng xử lý vi phạm hành chính và căn cứ theo vi phạm để phối hợp với chính quyền địa phương xử lý theo pháp luật. Đồng thời xem xét và yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong quản lý sản xuất phân bón tại địa phương cũng như kinh doanh phân bón…
Quy trình xả lũ có, nhưng thực hiện cứng nhắc, máy móc
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên): Chưa bao giờ tính mạng con người lại mỏng manh trước thiên tai đến thế - chết người, trắng tay mà hệ quả người dân vùng hạ lưu từ những sai phạm trong quy trình vận hành các công trình thủy điện Hố Hô, An Khê…
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) chất vấn - Ảnh: Lâm Hiển |
Đề nghị, Bộ trưởng cho biết, Bộ trưởng xử lý vi phạm này như thế nào? Bao giờ người dân bị thiệt hại nhận được bồi thường? Biệc rà soát công trình thủy điện theo Nghị quyết 62 của QH Khóa XIII được thực hiện đến đâu? Bất cập xoay quanh vận hành đúng quy trình của thủy điện đó, theo Bộ trưởng, trong thời gian tới có được loại bỏ không? Người dân liệu có được sống trong môi trường an lành không? Và giải pháp của Bộ trưởng trong những vấn đề phản ứng như thế nào?
BT Trần Tuấn Anh: Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương đã có báo cáo dài gần 20 trang về triển khai Nghị quyết 62 của QH, trong đó có báo cáo đầy đủ, toàn diện về các nội dung liên quan đến triển khai Nghị quyết này, từ công tác quy hoạch, đến thông qua chủ trương đầu tư, quản lý đầu tư và phân cấp quản lý tại các địa phương, bảo đảm an toàn thủy điện và quy trình xả lũ, các phương án chống lụt ở hạ du… Do đó, đề nghị ĐBQH cũng tham khảo để có thêm thông tin về vấn đề thủy điện Việt Nam.
Đối với thủy điện Hố Hô và các thủy điện, chúng ta không phát triển thủy điện, năng lượng bằng mọi giá. Đây là quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Đối với thủy điện, những thủy điện vừa và nhỏ đã căn cứ theo Nghị quyết 62 đã xem xét, đưa ra khỏi quy hoạch những dự án không bảo đảm, làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống nhân dân. Hiện có 386 dự án thủy điện, chức năng quản lý nhà nước về thủy điện phân bổ cho một số bộ, ngành, trong đó có Bộ Công thương là bộ chủ đạo về quản lý về năng lượng và thủy điện. Bộ NN và PTNT cũng tham gia quản lý. Đối với bảo đảm an toàn khi xả lũ vào mùa xả lũ trong mùa mưa có 3 vấn đề.
Một là, phương án phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, do Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Ủy ban Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn có phương án được phê duyệt tại địa phương chủ động tham gia vào quá trình đó. Hai là, về quy trình xả lũ có quy định theo Nghị định của Chính phủ. Theo đó, đối với đập thủy điện có dung tích 1 triệu m3 trở lên và công suất từ 30 KW trở lên do Bộ Công thương thẩm định và phê duyệt quy trình xả lũ. Dưới quy mô đó do lãnh đạo địa phương thực hiện. Ba là, các đập thủy điện và các doanh nghiệp để cùng với địa phương xây dựng phương án phòng, chống lũ ở hạ lưu và bảo đảm cho hạ lưu khi xả lũ.
Nếu đủ 3 yếu tố này thì các đập thủy điện và chủ đầu tư dự án mới được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Từ khi có Nghị định năm 2013, chúng ta đã đôn đốc kiểm tra tổ chức thực hiện quy định pháp lý về các trường hợp này. Thủy điện Hố Hô và các đập thủy điện khác cũng phải bảo đảm quy định của Nhà nước về an toàn về xả lũ mới được hoạt động. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có trường hợp xả lũ gây ra bức xúc trong dư luận xã hội, trong đó có xả lũ ở Hố Hô… Khi xảy ra, Bộ Công thương đã chủ động cử Đoàn kiểm tra để đánh giá cụ thể. Trên thực tế, một, quy trình thì có nhưng chúng ta thực hiện máy móc, cứng nhắc. Như quy tắc xả lũ, thì chủ đập phải thông báo cho địa phương, nhưng thực tế lại không thông báo vì lý do mất điện…, dẫn đến trường hợp phối hợp không tốt giữa chủ đập và chính quyền địa phương.
Hai, trong phòng, chống lụt bão đã có các phương án. Việc thực hiện diễn tập không được tổ chức, dẫn đến khi xảy ra thì ứng phó không bảo đảm hiệu quả. Và sự phối hợp giữa chủ đập các nhà máy với địa phương cũng không bảo đảm, thậm chí trong vụ xả lũ của thủy điện Hố Hô vừa rồi, khi đập thủy điện báo cáo, gọi điện thì không ai nghe máy. Do đó, một số địa phương ở hạ lưu không có được thông tin.
Ba, trong thực hiện, một số hiện tượng theo dõi dự báo thời tiết, đặc biệt là hệ thống quan trắc của các thủy điện không bảo đảm, không có sự đầu tư vào quan trắc của thủy điện phục vụ cho việc chủ động các doanh nghiệp, các địa phương trong theo dõi phối hợp xả lũ. Vì vậy tới đây, Bộ Công thương tập trung rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình xả lũ cũng như phối hợp phòng, chống lụt bão, đặc biệt bảo đảm an toàn cho hạ du, đáp ứng theo quy định. Đồng thời, đánh giá kiểm tra lại toàn bộ hoạt động phòng, chống lụt bão, cũng như bảo đảm an toàn thủy điện, xả lũ tại địa phương. Xem xét tổ chức tập huấn làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia, chính quyền địa phương, chủ đập, chủ doanh nghiệp vào quá trình này, đi kèm với nó là các chế tài. Các doanh nghiệp nếu không đủ điều kiện, có vi phạm pháp luật, sẽ xem xét và cấm không cho tham gia, rút phép các dự án đó. Làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp khu vực hạ du trong việc chủ động phương án phòng, chống lụt bão, có sự tham gia của các doanh nghiệp, các đối tác khác, bảo đảm an toàn kinh tế, sinh hoạt của nhân dân.
Chưa bằng lòng với phần trả lời của Bộ trưởng, ĐB Trần Thị Dung tái chất vấn: Xả lũ bất ngờ, xả lũ không báo trước, đặc biệt như thủy điện Hố Hô vừa rồi, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh hoàn toàn không biết. Hoặc xả lũ tại An Khê, đồng chí Trưởng ban, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai không biết. Vấn đề này không mới. Năm 2013, tôi đã chất vấn về thủy điện An Khê và cho đến nay càng ngày càng trầm trọng hơn. Trước vùng lũ như vậy, 5 giờ chiều mới thông báo với người dân. Lúc đó, trời tối, ba bề, bốn bên - người dân không biết đi đâu, nước ngày càng dâng cao. Chính quyền sở tại là UBND phường, xã, mời bà con trèo lên chỗ cao hơn. Bà con đi đâu trong lúc trời tối như vậy? Vậy quy trình đúng hay sai, và Bộ trưởng thừa nhận có những vi phạm, vậy sẽ xử lý như thế nào để tới đây người dân không là “nạn nhân” của quy trình đó?
BT Trần Tuấn Anh: Với việc xả lũ ở Hố Hô, chúng tôi đã có kiểm tra, rà soát, đánh giá trên thực tế và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, trong xả lũ ở Hố Hô là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy không biết, vì thủy điện không báo cho Ủy ban Phòng, chống lụt bão ở địa phương, mà đây là theo quy định của pháp luật. Chúng tôi không có ý nói là trách nhiệm của địa phương đến đâu, nhưng trên thực tế Ủy ban Phòng, chống lụt bão, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở địa phương là cơ quan đầu mối của chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong điều hành phòng, chống lụt bão, cũng như kiểm tra hoạt động thủy điện trong xả lũ. Trong quá trình thực hiện, thủy điện Hô Hố, qua kiểm tra, đối chiếu, đã báo cho các lãnh đạo của địa phương cũng như các xã ở vùng hạ du, tuy nhiên, có một số vấn đề là do mất điện, và thông tin không đến được đầy đủ với Chủ tịch các xã ở địa phương, thậm chí có một số xã gọi điện còn không nghe máy.
Về đánh giá tổng thể quy trình này cho thấy, bản thân trong quy trình cũng có những vấn đề để bảo đảm an toàn của xả lũ xuống hạ du. Vì vậy, chắc chắn trong thời gian tới, chúng tôi sẽ kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt các quy trình xả lũ, cũng như quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm an toàn của địa phương khi thực hiện xả lũ của thủy điện, cũng như tham gia hoạt động phòng, chống lụt bão ở địa phương, và báo cáo đầy đủ với các ĐBQH.
Phân bón giả - hai Bộ cùng quản lý dẫn đến chồng chéo
ĐB Võ Đình Tín (Đắk Nông): Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không xuất xứ trên thị trường ngày càng nhiều, nhưng lực lương chức năng không kiểm soát nổi, nhất là phân bón nhập lậu, phân bón giả tràn lan đã và đang tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe người dân và môi trường, môi trường… Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, cả nước có khoảng 60 công ty sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, bán ra thị trường 48 tỉnh, thành trên cả nước. Gần 40 nghìn vụ vi phạm về phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
ĐB Võ Đình Tín (Đắk Nông) chất vấn - Ảnh Lâm Hiển |
Nhưng con số này chưa thấm vào đâu so với thực tế phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang ngày càng tuồn ra thị trường dù cho lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát. Đối tượng vi phạm nhởn nhơ, xem thường pháp luật. Nhân dân điêu đứng, nhiều gia đình mất vốn đầu tư cho giai đoạn sau. Vì sao hành vi sản xuất, buôn bán phân bón giả không có giá trị sử dụng, phân bón kém hàm lượng chất dinh dưỡng so với tiêu chuẩn công bố áp dụng, không đạt mức sai số định lượng cho phép so với quy định, phân bón giả nhãn hiệu được bảo hộ đã xảy ra nhưng không được xử lý?
BT Trần Tuấn Anh: Trong thời gian qua, trên thực tế đã có tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tiếp tục tồn tại quy mô lớn trên thị trường, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế của đât nước, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, và ảnh hưởng đến môi trường, thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của quản lý Nhà nước. Trên thực tế, hiện có vấn đề rất lớn của quản lý Nhà nước về mặt bằng này.
Hiện nay, thị trường phân bón Việt Nam có sự cắt khúc, chia đôi: một nửa là phân bón vô cơ, thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương; còn lại là phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh giao Bộ NN - PTNT quản lý từ cấp phép, đến sản xuất, kiểm soát việc hợp quy... Hai bộ cùng quản lý phân bón, mà trong bối cảnh phân bón đa dạng, có nhiều loại hình khác nhau, chồng lấn giữa các loại phân bón. Điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa hai cơ quan quản lý Nhà nước, nên vì vậy, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong thời gian qua không được bảo đảm, kể cả với sản xuất và nhập khẩu phân bón.
Hiện nay có quá nhiều loại phân bón, riêng Bộ NN - PTNT có đến hơn 5 nghìn hợp quy dành cho phân bón hữu cơ. Bộ Công thương cũng có 5 nghìn hợp quy dành cho phân bón vô cơ. Quá nhiều loại phân bón trên thị trường nên cơ quan quản lý không có đủ nguồn lực và điều kiện thực hiện kiểm soát về chất lượng và hàm lượng, định lượng của các loại phân bón này. Thậm chí, trên thực tế, lượng phân bón giả do không bảo đảm các định lượng, chỉ đạt 70% định lượng so với thông số ghi trên bao bì, khiến nông dân phải tiêu thụ phân bón giả, ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất nông nghiệp, cũng như môi trường.
Để khắc phục được điều này, Bộ Công thương, Bộ NN - PTNT đã có nhiều đợt cùng phối hợp làm việc, và mới nhất đã thống nhất kiến nghị Chính phủ xem xét giao trách nhiệm quản lý mặt hàng phân bón cho một cơ quan quản lý, nhằm thống nhất quản lý Nhà nước. Phương án thứ hai là các bộ ngành liên quan cần tổ chức lại thị trường phân bón, đặc biệt là theo hướng giới hạn lại các loại phân bón được kinh doanh trên thị trường. Ở các nước khác, kể cả nước nông nghiệp phát triển như Thái Lan cũng chỉ có hơn 100 loại phân bón được lưu hành. Phương án thứ ba là tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý Nhà nước, đặc biệt là các lực lượng chức năng để đấu tranh chống phân bón giả, kém chất lượng, nhập lậu như Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Biên phòng... Phương án thứ tư là phải sớm xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt hệ thống quy chuẩn quốc gia để thống nhất quản lý Nhà nước, tạo điều kiện để phân bón phát triển bền vững, với chất lượng đáp ứng yêu cầu, bảo vệ môi trường. Bộ Công thương đang tiến hành xây dựng và khẩn trương hoàn thiện, có thể đầu năm 2017 gửi Bộ KH - CN thông qua hệ thống 16 bộ tiêu chuẩn phân bón.
Ngoài ra có nhiều biện pháp cần sự phân cấp, vai trò của chính quyền địa phương để quản lý tận gốc các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, nhất là sau khi đã tổ chức lại sản xuất phân bón ở địa phương. Đây là những mặt hàng nhóm 2 nên phải sản xuất theo điều kiện, nên cần quản lý tận gốc để cơ sở nhỏ lẻ, cũng như cơ sở có dấu hiệu gian lận tham gia sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và môi trường.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Cách đây 7 năm, khi dư luận và nhiều ĐBQH lo lắng về hiệu quả kinh tế và sự an toàn của các công trình bauxite tại Tây Nguyên, Bộ Công thương đã có văn bản giải trình và cam kết trước QH. Thực tế hiện nay cho thấy, những lo lắng của dư luận và đại biểu là hoàn toàn đúng, thể hiện qua việc thua lỗ, tràn bùn đỏ, hóa chất… Vậy Bộ trưởng đánh giá những ý kiến giải trình, cam kết trước đây của Bộ như thế nào? Bộ trưởng có giải pháp gì cho vấn đề này?
BT Trần Tuấn Anh: Hai dự án bauxite ở Đắk Nông là Nhân Cơ và Tân Rai thời gian vừa qua đã được sự quan tâm rất cao về bảo vệ môi trường. Cả hai dự án này các báo cáo Đánh giá tác động môi trường (DTM) đều được triển khai thực hiện và có sự phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đã phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường Việt Nam trong các lĩnh vực về vấn đề đó. Trong quá trình thực hiện, ngoài DTM phải phê duyệt, Ban quản lý dự án cũng như chính quyền địa phương, Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan đều tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật về môi trường tại các địa phương từ những vấn đề lớn, như các giải pháp xử lý bùn đỏ, cũng như trong quá trình tổ chức thi công thực hiện các hạng mục đầu tư của hai dự án này và chấp hành pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên.
Ảnh: Lâm Hiển
|
Tuy nhiên, trong thời gian thi công đã xảy ra một số sự cố, như sự cố tràn xút tại Nhà máy Alumin Nhân Cơ ngày 23.7.2016, vì lý do mưa, cũng như một số yếu tố của tự nhiên đã làm cho các đê chắn cũng như đập hồ bị tràn xuống hệ thống thoát nước mương và thoát ra cửa xả. Điều này đã được các nhà thầu và Ban quản lý dự án kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời, chúng tôi đã tổ chức rút kinh nghiệm quá trình thực hiện, chất lượng các dự án đầu tư, bảo đảm việc chấp hành pháp luật trong từng hạng mục đầu tư, cũng như trong công tác vận hành chung của nhà máy. Tuy nhiên, ở đây có vai trò của chính quyền địa phương, có sự phối hợp với các chủ đầu tư có biện pháp giám sát, kiểm tra kịp thời, đồng thời có sự chỉ đạo, thường xuyên của bộ, ngành, trong đó có bộ chủ quản là Bộ Công Thương, Tập đoàn Than - Khoáng sản, Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra định kỳ, cũng như kiểm tra ý thức chấp hành pháp luật của các dự án này, vì đây là dự án có tác động rất lớn về môi trường, cũng như hiệu quả đóng góp kinh tế - xã hội của vùng, cũng như của đất nước.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy tái chất vấn: Tôi cho rằng câu trả lời của Bộ trưởng chưa thuyết phục, chưa đi vào trọng tâm câu hỏi. Bộ trưởng đánh giá cam kết, giải trình của Bộ Công thương trước đây như thế nào? Hay nói cách khác là trách nhiệm của Bộ ra sao, từ đó có giải pháp?
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) tái chất vấn - Ảnh: Lâm Hiển |
Ở đây tôi chỉ lấy ví dụ nhỏ để minh họa, ngay cam kết trước đây rồi, ngay theo báo cáo gửi Đoàn giám sát của QH và tháng 5.2014, Bộ Công thương đã kiến nghị xin giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao. Như vậy, tôi thấy đây là vấn đề không tương thích, khi duyệt thiết kế hồ chứa bùn đỏ này, Bộ Công thương dựa theo tiêu chí, tiêu chuẩn nào để phê duyệt? Vậy mà bây giờ lại báo cáo Đoàn giám sát vượt tiêu chuẩn quá cao, xin được rút lại để giảm xuống. Trong khi đó, chúng ta biết rằng nguy cơ an toàn hồ chứa bùn đỏ trên thế giới, chúng ta sợ nhất là bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ bauxite, bởi vì nó chưa độ kiềm cao đến 12PH, trong khi đó, trên thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ này. Nếu Bộ trưởng chưa trả lời được, có thể trả lời lại bằng văn bản để tôi gửi lại cho cử tri.
Không khoán trắng cho doanh nghiệp
Là đại biểu chất vấn đầu tiên, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) hỏi: Báo cáo với QH về nguyên nhân thua lỗ, yếu kém và kém hiệu quả của các “siêu dự án” do Nhà nước đầu tư, do Bộ Công thương quản lý, Bộ trưởng đã thẳng thắn chỉ rõ không loại trừ các hành động cố ý vi phạm pháp luật của nhà nước trong hoạt động quản trị, cũng như điều hành các hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp nhà nước. Theo tôi hiểu báo cáo của Bộ trưởng là có sai phạm trong công tác quản trị của doanh nghiệp và có sai phạm trong công tác quản lý điều hành đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn những sai phạm này? Đâu là trách nhiệm của cơ quan quản trị tại doanh nghiệp khi xây dựng dự án kém hiệu quả? Đâu là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý đầu tư tại doanh nghiệp?
ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) hỏi Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - Ảnh: Lâm Hiển |
Bộ trưởng có kiến nghị gì với QH, Chính phủ để khắc phục bất cập trong công tác quản lý đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước, không để lặp lại tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim” như thời gian vừa qua?
BT Trần Tuấn Anh: Với 5 dự án thua lỗ, tồn đọng, còn nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, ở đây chúng tôi hiểu rằng, ĐBQH và cử tri còn mong muốn làm rõ hơn nữa những nguyên nhân, những vấn đề tồn tại của các dự án chưa hoàn thiện và hướng xử lý, khắc phục, trong đó có việc xem xét trách nhiệm để tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Cả 5 dự án này đều được xem xét chương trình đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư khoảng từ năm 2003 - 2005 và kéo dài cho đến hiện nay, trên nhiều lĩnh vực. Từ xơ sợi phục vụ công nghiệp dệt may, đến lĩnh vực đạm phục vụ sản xuất phân bón, cũng như trong lĩnh vực xăng sinh học, gang thép… Trong từng lĩnh vực, từng dự án cụ thể, đi sâu vào phân tích cho thấy, do tính chất đặc thù của ngành, tính chất của dự án diễn biến khác nhau và kéo dài qua nhiều thời kỳ, có nhiều nguyên nhân khác nhau. Cho nên đi vào đánh giá chung tổng thể rất khó, nhưng qua đánh giá, phân tích, nghiên cứu, chúng tôi thấy một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, tất cả các dự án này đều có quá trình triển khai đầu tư từ sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư và kéo dài quá thời hạn dự án đầu tư đã được phê duyệt. Ví dụ như dự án xơ sợi Đình Vũ, hoặc dự án xăng sinh học Phú Thọ, thậm chí dự án đạm Ninh Bình không những kéo dài thời gian đầu tư mà cho đến nay còn không tính toán được đầu tư mặc dù nhà máy đã đi vào vận hành.
Thứ hai, có một điểm chung cho tất cả các dự án đều rơi vào thời điểm biến động của thị trường thế giới nên khi kéo dài quá lâu, quá thời hạn của thời gian đầu tư và dự án được phê duyệt đầu tư thì dẫn đến thị trường thế giới tác động rất mạnh vào việc thực hiện dự án. Cụ thể, thị trường nguyên liệu, thị trường hàng hóa có những biến động ví dụ như dầu khí, những sản phẩm về dầu thô từ mức hơn 100 USD/thùng vào trước những năm 2008, thì những năm sau đó tụt, đến bây giờ giữ ở mức thấp, chỉ còn cỡ hơn 40 USD/thùng. Như vậy đã tác động đến thị trường thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án. Ví dụ như dự án đam Ninh Bình, sản xuất phân bón từ than thì không thể cạnh tranh nổi với các nhà máy đạm và sản xuất từ khí, hoặc như dự án xơ sợi Đình Vũ không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm nhập ngoại có giá thành rất thấp…
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn - Ảnh: Lâm Hiển |
Thứ ba, về những hạn chế, tồn tại, đã có nguyên nhân về một số điểm chung dẫn đến kém hiệu quả và tồn đọng, vướng mắc, thậm chí cả những vi phạm. Một là năng lực của chủ đầu tư mà ở đây phải khẳng định theo phân cấp khung pháp lý về mặt thể chế, thì các tập đoàn, các tổng công ty 91 khi được phê duyệt chủ trương đầu tư của Chính phủ đều là người trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý của dự án đầu tư. Với tư cách là chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong phê duyệt về phương án đầu tư cũng như báo cáo khả thi quyết định đầu tư đó, cả về công nghệ cũng như việc tổ chức thực hiện đầu tư với chức năng của các thành phần khác là tư vấn, giám sát, nhà thầu… Hai là, năng lực còn hạn chế của các Ban quản lý dự án, cũng như các đối tượng trực tiếp được phân công giao nhiệm vụ quản lý các dự án như đạm Ninh Bình, xơ sợi Đình Vũ. Ba là, trong việc tổ chức đàm phán, ký kết và quản lý các hợp đồng thực hiện các dự án này và có nghĩa là liên quan đến năng lực, khả năng thực hiện của các nhà thầu, trong đó có các nhà thầu nước ngoài. Chính những sự hạn chế trong nguồn năng lực dẫn đến các dự án này bị kéo dài, việc thực hiện không được trôi chảy, không đúng, nhiều dự án thực hiện không đúng hợp đồng cũng như chủ trương đầu tư, nội dung đầu tư.
Trong quá trình thực hiện các dự án có nhiều vướng mắc lớn, thâm chí liên quan đến nhà thầu nước ngoài thì đã bảo đảm sự can thiệp của các bộ quản lý, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Tuy nhiên, những giải pháp đó cũng không mang lại hiệu quả vì nhiều lý do. Chính vì vậy, cho đến nay các dự án từ gang thép Thái Nguyên, xơ sợi Đình Vũ… đều có vướng mắc là hiệu quả kinh tế không còn và giả sử các dự án đó được triển khai thực hiện vận hành thương mại thì cũng không đủ điều kiện để cạnh tranh, thậm chí một số dự án doanh thu không đủ bù phí. Cho nên, quan điểm của Chính phủ, cũng như các bộ, ngành khi tổ chức đánh giá các vấn đề về các dự án này phải đầy đủ các nguyên nhân khách quan và chủ qua. Căn cứ vào các quy định chung của pháp lý để làm rõ về trách nhiệm. Ở đây tôi xin đề cập đến một số nội dung cơ bản theo các chỉ đạo của Chính phủ.
Một, các giải pháp cho phép các dự án này cần được nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện, tổng thể phù hợp với khuôn khổ của pháp lý, cũng như các nguyên tắc của nguyên lý thị trường nhưng phải bảo đảm mục tiêu bảo toàn vốn và bảo vệ tài sản, lợi ích của nhà nước cũng như các doanh nghiệp nhà nước.
Hai, những nguyên tắc của thị trường phải phù hợp với xu thế thị trường và phù hợp với các hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta.
Ba, phải xem xét và làm rõ trách nhiệm, có hướng khắc phục một cách triệt để thông qua các quy định chung của pháp lý bao gồm bán dự án hoặc cho thuê hoặc tiếp tục có sự phối hợp để cổ phần hóa cho các doanh nghiệp để cùng khai thác hoặc tiếp tục hoàn chỉnh dự án để khai thác, thậm chi tuyên bố phá sản. Về vấn đề này Chính phủ đã chỉ đạo cho các bộ, ngành cần phối hợp đánh giá cụ thể, báo cáo với Chính phủ cụ thể từng dự án. Dự án gang thép Thái Nguyên, xơ sợi Đình Vũ, xăng sinh học, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các bộ, ngành đều có báo cáo nghiên cứu và báo cáo với Chính phủ và đã đề xuất một số giải pháp cụ thể. Chính phủ sau khi họp QH sẽ chỉ đạo để nghe và cho ý kiến để có những hướng giải quyết, tháo gỡ, xử lý triệt để những dự án này.
Vấn đề xem xét xử lý trách nhiệm cũng như bài học kinh nghiệm rút ra để bảo đảm không để tái diễn cũng như để xảy ra tình trạng tương tự. Trước hết trong vấn đề trách nhiệm chúng ta cần làm cẩn trọng, đánh giá chung, đầy đủ theo quy định chung của pháp lý. Đặc biệt, ở từng giai đoạn khác nhau đều có khung pháp lý, có sự điều chỉnh và thay đổi, vì vậy cần có đánh giá đúng trong từng giai đoạn cụ thể đó để xem xét rõ trách nhiệm của các cấp, kể cả quản lý nhà nước, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó, làm rõ những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân là do có sự vô tình hay cố tình. Cách đây mấy ngày, chúng tôi cũng nêu lên một số đánh giá, thậm chí không loại trừ có sự cố tình làm sai, làm không đúng quy định trong quá trình quản trị của doanh nghiệp, của dự án. Điều này sẽ được làm rõ trong thời gian tới. Hiện một số dự án đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, một số dự án mới có kết luận của Kiểm toán Nhà nước, một số dự án có kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính, một số dự án đang chịu thẩm tra của Bộ Công thương. Chúng tôi xin tổng hợp cụ thể báo cáo với Chính phủ và báo cáo với ĐBQH sau. Tuy nhiên, trách nhiệm nếu có, đặc biệt là vi phạm pháp luật, cố tình làm sai thì chắc chắn sẽ xem xét xử lý, kể cả là xử lý hình sự.
Về bài học kinh nghiệm, chúng tôi thấy còn một số vấn đề cần quan tâm.
Một là, với quản lý của các doanh nghiệp nhà nước cần có đổi mới mô hình quản trị của doanh nghiệp, chức năng quản lý nhà nước đối với các chủ sở hữu của nhà nước và các doanh nghiệp của nhà nước. Cái này Trung ương đã cho ý kiến, và Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục xây dựng mô hình theo quản lý về doanh nghiệp nhà nước cũng như chủ sở hữu vốn nhà nước.
Hai là, xác định làm rõ trong khung pháp lý, chủ trương phát triển vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực, ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Quan điểm không phải trên tất cả các lĩnh vực Nhà nước đều cần có vai trò và cần phải tiếp tục tạo ra cơ hội thị trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế khác trên cơ sở tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, công khai, minh bạch để bảo đảm khai thác được các nguồn lực sản xuất và các điều kiện cho sản xuất, vì sự phát triển chung của đất nước.
Ba là vai trò của các Bộ trong quản lý nhà nước, đặc biệt thông qua các quy hoạch ngành và chiến lược phát triển cần được xem xét làm rõ, đổi mới về phương thức quản lý và chất lượng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Những vấn đề lớn liên quan đến mô hình, cách thức làm như thế nào, chất lượng đội ngũ nhân lực về xây dựng quy hoạch, chiến lược để tổ chức quản lý các chiến lược này nhằm bảo đảm phát triển kinh tế.
Bốn là tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước theo hướng doanh nghiệp hiện đại, phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế hội nhập của chúng ta cũng như các cam kết hội nhập.
Năm là, qua các nội dung đã nêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tiếp tục hoàn thiện thể chế trong đó bao gồm các nội dung phân cấp đi kèm theo việc làm rõ trách nhiệm của các cấp, kể cả đơn vị tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, từ chủ trương đầu tư đến quá trình đầu tư. Luật Đầu tư công đã thông qua giúp chúng ta có điều kiện hoàn thiện mô hình quản lý của chúng ta.
ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) tiếp tục hỏi: Có hai vấn đề tôi đặt ra, Bộ trưởng mới đề cập tới nhưng chưa có câu trả lời, mà cử tri mong muốn nhất câu trả lời đó. Đó là trách nhiệm quản lý nhà nước trong đầu tư, gây ra tình trạng thua lỗ ở doanh nghiệp. Trách nhiệm quản lý nhà nước đến đâu? Bộ đã làm rõ đến đâu? Trách nhiệm cơ quan quản trị doanh nghiệp như thế nào? Tôi thấy Bộ trưởng chưa đi thẳng vào nội dung này.
Tôi rất lo ngại theo như Bộ trưởng báo cáo, khi đầu tư các dự án tại Tổng công ty 90, 91 thì cơ quan quản lý nhà nước cho chủ trương đầu tư, còn lại việc triển khai, thủ tục đầu tư, quản lý đầu tư do chủ đầu tư thực hiện. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước, tiền thuế của dân mà lại khoán trắng, buông lỏng như vậy thì rõ ràng là trách nhiệm quản lý của Bộ chủ quản đến đâu. Trách nhiệm chuyên ngành đến đâu? Tại sao Đạm Ninh Bình, giấy Tân An mà lại nói công nghệ không phù hợp, vậy vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ đến đâu trong việc tham gia cùng Bộ chuyên ngành về việc quản lý tài sản của nhà nước được đầu tư tại doanh nghiệp, tôi thấy chưa rõ. Bộ Tài chính đến đâu trong việc quản lý vốn ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp? Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì như thế nào?
Nếu như chỉ nói là giao “khoán trắng” cho doanh nghiệp tự tổ chức đầu tư, đến khi thua lỗ lại báo cáo với QH, Chính phủ cho giải pháp xử lý. Tôi mong rằng, Bộ trưởng cần quan tâm đến vấn đề này để quản lý tốt hơn trong thời gian tới.
BT Trần Tuấn Anh: Đúng như chúng tôi đã trình bày là các dự án này đã kéo dài rất lâu rồi, từ khi những tập đoàn, tổng công ty 91 của chúng ta còn đang chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ mà không có vai trò của Bộ chủ quản. Quá trình kéo dài lâu, đồng thời tính chất công việc, tính chất từng dự án khác nhau, do vậy quá trình đánh giá cụ thể vấn đề nguyên nhân và trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận liên quan đến nguyên nhân đó như thế nào, đối chiếu với khung pháp lý làm rõ trách nhiệm thì cần có thời gian. Và việc này cũng đã có sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương và Thanh tra Chính phủ và một loạt các cơ quan khác có liên quan đều tham gia vào đánh giá tổng thể, toàn diện các dự án này. Mục tiêu của chúng ta không chỉ là giải quyết triệt để các dự án mà tiếp theo là còn xem xét trách nhiệm, kể cả về khung pháp lý, thể chế để bảo đảm hiệu quả quản lý của nhà nước cũng như không để xảy ra những trường hợp này.
Đối với các dự án này, trước năm 2012 đều được phê duyệt chủ trương đầu tư và thực hiện đầu tư trong khuôn khổ pháp lý. Theo quy định chung lúc đó giao lại cho các tập đoàn, tổng công ty quản lý trực tiếp, phê duyệt; đồng thời thực hiện quản lý dự án đầu tư theo khuôn khổ pháp lý và các quy định. Các bộ, ngành trước năm 2012 tham gia lĩnh vực về chiến lược cũng như quy trình vận hành; tham gia tham mưu, báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Vì vậy, ĐBQH cho rằng rất lo lắng về câu chuyện tiếp tục tái diễn chuyện này thì chúng tôi xin chia sẻ và báo cáo rằng từ sau năm 2012 Nghị định 99 đã được ban hành và giao trách nhiệm theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước cho các bộ trực tiếp quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó và có phần vốn của nhà nước trong doanh nghiệp.
Do đó, thứ nhất, xem xét được rõ trách nhiệm, từ nay về sau, các bộ, ngành quản lý nhà nước, đặc biệt là các bộ chủ quản về vai trò trong quản lý các doanh nghiệp và các dự án được đầu tư qua các doanh nghiệp đó. Thứ hai, với phần trách nhiệm, thì rõ ràng khi thực hiện các quy định này đã có khuôn khổ của pháp lý quy định cụ thể. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá cụ thể về dự án đạm Ninh Bình, xơ sợi Đình Vũ… sẽ được xem xét trong khuôn khổ quy định của pháp luật trong thời điểm đó và có hướng dẫn cụ thể trong từng lĩnh vực chuyên ngành để xem xét có sự làm sai hay không? Vô tình hay cố tình? Những vấn đề này cần làm rõ. Về vấn đề này, như tôi đã báo cáo, mỗi dự án đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, một số dự án đang tiếp tục được thanh tra. Về cụ thể trách nhiệm, nguyên nhân, chúng tôi sẽ tiếp tục có thời gian theo sự chỉ đạo của Chính phủ để hoàn tất công việc này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có phương án xử lý một cách triệt để, dứt điểm. Bên cạnh đó, sẽ có rút kinh nghiệm và phương án khắc phục những tồn tại, hoàn thiện pháp lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cũng như các doanh nghiệp, cá nhân và đơn vị trong doanh nghiệp đó.
Chúng tôi cũng xin phép tại các kỳ họp QH sau, được sự ủy quyền của Thủ tướng, sẽ tiếp tục có báo cáo cụ thể về các dự án này khi đã hoàn tất công tác điều tra, đánh giá và xử lý dứt điểm.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: Về câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh, QH đề nghị cần có báo cáo cụ thể xử lý, đánh giá về nguyên nhân, trách nhiệm cũng như giải pháp sắp tới.
Toàn bộ 914 kiến nghị của cử tri đã được tiếp thu, giải quyết
8h08: QH nghe Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 11, QH Khóa XIII.
Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri - Ảnh: Lâm Hiển |
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ sau Kỳ họp thứ 10 đến Kỳ họp thứ 11, QH Khóa XIII, 63 Đoàn ĐBQH đã tổ chức 823 cuộc tiếp xúc cử tri, tổng hợp 2.613 kiến nghị của cử tri gửi đến QH. Sau khi phân loại, xử lý các kiến nghị trùng nội dung, kiến nghị không rõ nội dung, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, còn 914 kiến nghị, trong đó có 49 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan của QH, 856 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, 4 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân Tối cao và 5 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó tập trung chủ yếu vào 8 nhóm vấn đề chính là: nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giải quyết việc làm và an sinh xã hội; văn hóa, giáo dục, y tế; kế hoạch, đầu tư, tài chính và ngân sách; sản xuất, kinh doanh, quản lý thị trường; giao thông vận tải, quản lý xây dựng; tài nguyên và môi trường; xây dựng Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan tư pháp…
“Toàn bộ 914 kiến nghị của cử tri đã được các cơ quan có thẩm quyền tiếp thu giải quyết và tính đến hết ngày 30.9.2016 đã có đầy đủ 914 văn bản trả lời trả lời gửi đến các cử tri đúng quy định, đạt tỷ lệ 100%”, Trưởng ban Nguyễn Thanh Hải nêu rõ.
Về kết quả giải quyết của các cơ quan của QH, cơ quan của UBTVQH, trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, Báo cáo cho biết, có 14/49 kiến nghị (chiếm 28,6%), nội dung của các kiến nghị tập trung góp ý cho 7 dự án luật và nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 11, QH Khóa XIII. Trong đó, một số nội dung cụ thể như quy định về độ tuổi trẻ em, về quyền trẻ em, về quy hoạch và phát triển hệ thống phân phối thuốc, tư vấn sử dụng thuốc…, đều đã được nghiên cứu tiếp thu vào các dự thảo luật. Việc xem xét, thông qua các dự án luật tại Kỳ họp thứ 11, QH Khóa XIII đã góp phần cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH cũng luôn chủ động đôn đốc các bộ, ngành có liên quan trong công tác xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành các luật thuộc lĩnh vực phụ trách...
Về hoạt động giám sát, có 32/49 kiến nghị (chiếm 65,3%), nội dung của các kiến nghị tập trung đề nghị QH cần quan tâm hơn nữa tới việc việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giám sát, cần tổ chức giám sát các chuyên đề có nội dung liên quan tới những vấn đề quan trọng, bức xúc đang diễn ra và được cử tri cũng như toàn xã hội quan tâm.
Tiếp thu kiến nghị cử tri, QH, UBTVQH Khóa XIV, đã quyết định các chuyên đề giám sát trong năm 2017 về các nội dung: an toàn thực phẩm; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, các cơ quan của QH đã tích cực tổ chức các hoạt động giám sát chuyên đề thuộc nhiều lĩnh vực mà mình phụ trách; đồng thời, để thực hiện kiến nghị của cử tri về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của QH, trong đó có hoạt động giám sát, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đã tăng cường tổ chức các hoạt động giải trình của các bộ, ngành về nhiều vấn đề bức xúc trong một số lĩnh vực như giao thông vận tải, ngân hàng, an sinh xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp…
Còn 129/856 kiến nghị của cử tri đang được xem xét, nghiên cứu, giải quyết
Liên quan đến kết quả giải quyết của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Báo cáo nêu rõ, các kiến nghị được cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản giải trình và cung cấp thông tin cho cử tri (551/856 kiến nghị, chiếm 64,37%). Các bộ, ngành đã giải trình và cung cấp thông tin cho cử tri về một số vấn đề cụ thể như: đầu tư phát triển nông nghiệp, xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp; chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên; về nâng mức cho vay đối với một số đối tượng chính sách; về đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị y tế cấp tỉnh; về tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông ở một số địa phương; về xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông; về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; công tác quản lý lễ hội; công tác cải cách hành chính và quản lý công chức, viên chức...
176 trên tổng số 856 kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 11, QH Khóa XIII đã được các bộ, ngành giải quyết hoặc phối hợp giải quyết xong (chiếm 20,56%) dưới các hình thức như: Ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật và tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Chính phủ đã ban hành 109 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, có 47 nghị định của Chính phủ, 19 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 43 văn bản của các bộ, ngành để tiếp thu, giải quyết những kiến nghị mà cử tri quan tâm trong một số lĩnh vực như: nông nghiệp, nông thôn; giáo dục và an sinh xã hội; y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm; về sản xuất kinh doanh và quản lý thị trường, quản lý tài chính, ngân sách và kế hoạch đầu tư; quản lý tài nguyên, môi trường; quản lý xây dựng đô thị, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, xử lý xe quá tải, quá khổ và giảm thu phí BOT…
Tiếp thu kiến nghị của cử tri trong công tác tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi trách nhiệm của mình đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong một số lĩnh vực, cụ thể như: Bộ NN và PTNT phối hợp với Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã tổ chức 61 Đoàn thanh tra, kiểm tra; ban hành 1.195 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt gần 23 tỷ đồng; xử phạt 3 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm, 01 công ty sản xuất thuốc thú y giả; Bộ Công thương tiến hành kiểm tra việc bán hàng đa cấp, đã xử phạt 36 doanh nghiệp với số tiền gần 6,5 tỷ đồng, thu hồi giấy chứng nhận đối với 9 doanh nghiệp; Bộ LĐ,TB và XH đã kiểm tra tình hình quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, xử lý các trường hợp làm giả hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Bắc Giang, Hải Dương; đề nghị trục xuất 164 trường hợp người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động...; Bộ y tế phối hợp với Bộ NN và PTNT, Bộ Công thương cùng chính quyền các tỉnh, thành phố, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 203 cơ sở vi phạm nội dung quảng cáo thực phẩm với tổng số tiền phạt là 3,57 tỷ đồng. Đối với thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế, các đơn vị chức năng đã kiểm tra 21.633 lô hàng (156.202 tấn), trong đó có 16 lô (13,1 tấn) không đạt tiêu chuẩn và đều xử lý theo quy định (tái xuất hoặc tiêu hủy); Bộ GD và ĐT đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, việc dạy thêm, học thêm, 100 % các tỉnh, thành phố đã ban hành các quy định về dạy thêm, học thêm, đồng thời đã đề ra nhiều biện pháp để chấn chỉnh hiện tượng này đặc biệt là hiện tượng dạy thêm chương trình lớp 1 đối với trẻ mầm non; Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng phương tiện...
Hiện nay, vẫn còn 129 trên tổng số 856 kiến nghị của cử tri, chiếm 15,07%, đang được xem xét, nghiên cứu để giải quyết có nội dung tập trung vào các vấn đề như: nông nghiệp, nông thôn; an sinh xã hội; y tế; giáo dục; văn hóa,...thuộc thẩm quyền tiếp thu, nghiên cứu và giải quyết của Chính phủ và các Bộ NN và PTNT, Bộ LĐTB và XH, Bộ Y tế; Bộ GD và ĐT; Bộ TT và TT...
Về kết quả giải quyết của Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao,Tòa án Nhân dân Tối cao đã nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời 4/4 kiến nghị của cử tri. Trong đó, các kiến nghị về bồi thường oan sai; về xem xét lại một số vụ án... đều đã đã được lãnh đạo liên ngành Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao xem xét, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, toàn diện; đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án và triển khai tại tòa án các cấp. Đối với trường hợp để xảy ra oan, sai đã xác định rõ trách nhiệm của cá nhân để xem xét, xử lý đúng quy định của pháp luật.
Trong kỳ báo cáo, không có kiến nghị của cử tri gửi tới QH thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Ảnh: Lâm Hiển
|
Giải quyết dứt điểm 142 kiến nghị tồn đọng tại các kỳ họp trước
Ghi nhận các kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan có thẩm quyền, nhất là Chính phủ và các bộ, ngành, song Báo cáo của UBTVQH cũng thẳng thắn chỉ rõ: “Một số bộ, cơ quan ngang bộ vẫn còn có hiện tượng quá chú trọng tới việc trả lời kiến nghị của cử tri (để tránh tồn đọng) mà chưa quan tâm thỏa đáng tới việc giải quyết các kiến nghị cử tri. Thực tế còn hiện tượng né tránh những kiến nghị của cử tri cần phải tiếp thu để xử lý, giải quyết hoặc để ban hành, bổ sung, sửa đổi thay thế chính sách, pháp luật có liên quan, thì lại chỉ được trả lời dưới dạng thông tin, giải trình tới cử tri. Có những kiến nghị cần tổ chức thanh tra, kiểm tra, kết luận để có căn cứ trả lời cử tri, nhưng chưa được thanh tra, kiểm tra đã có văn bản trả lời cử tri.
Đối với 277 kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp trước đến nay vẫn còn tồn đọng 142 kiến nghị chưa được giải quyết, trong đó một số bộ còn tồn đọng nhiều như: Bộ TN và MT là 29 kiến nghị, Bộ NN và PTNT là 29 kiến nghị, Bộ Tài chính 24 kiến nghị, Bộ GD và ĐT là 11, Bộ LĐTB vàXH là 8... Việc sửa đổi, bổ sung một số văn bản hướng dẫn thi hành luật không còn phù hợp với thực tiễn, đã được cử tri kiến nghị tại nhiều kỳ họp nhưng chậm thực hiện, đến nay vẫn còn 75 văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung, điển hình như: Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9.3.2012 hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 202/2013/NĐ-CP không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước do chưa xây dựng bộ Quy chuẩn Việt Nam về quản lý phân bón; Thông tư hướng dẫn Nghị định số 03/2015/NĐ-CP, ngày 6.1.2015 quy định thủ tục bồi thường thiệt hại đối với môi trường...
Ngoài ra, còn có những trả lời kiến nghị cử tri không đúng với nội dung mà cử tri hỏi, cử tri yêu cầu các cơ quan nhà nước phải giải quyết các vấn đề cụ thể đang gây bức xúc nhưng nội dung trả lời lại rất chung chung chưa rõ ràng, không có lộ trình biện pháp cụ thể giải quyết nên sau khi cử tri nhận được văn bản trả lời nhiều trường hợp lại tiếp tục có kiến nghị, chẳng hạn như trả lời của Bộ KH và ĐT về bố trí vốn từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ để tiếp tục thực hiện các dự án bị đình hoãn còn dang dở; trả lời của Bộ Công Thương về quản lý thị trường, phòng chống hàng giả, gian lận thương mại; về trách nhiệm trong triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng khu gang thép Thái Nguyên; trả lời của Bộ Nội vụ về Chính sách thu hút người tài; trả lời của Bộ Y tế về nội dung quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; trả lời của Bộ NN và PTNT về xử lý vi phạm phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng; trả lời của Bộ TN và MT về xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ô nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản, khai thác cát, đá, sỏi trái pháp luật…
UBTVQH đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giải quyết kiến nghị của cử tri, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng việc giải quyết; xác định việc giải quyết, trả lời đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị của cử tri là một trong những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của bộ trưởng, trưởng ngành; rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung 75 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhưng cử tri phản ánh còn chưa chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi dẫn đến chưa bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Chính phủ cần quan tâm để sớm ban hành quy chế tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, trong đó cần xác định rõ sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; có hình thức xử lý đối với cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết dứt điểm các kiến nghị của cử tri, để cử tri kiến nghị bức xúc, kéo dài qua nhiều kỳ họp.
Đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, tiến hành rà soát, giải quyết dứt điểm 142 kiến nghị của cử tri còn tồn đọng tại các kỳ họp trước cần xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể giải quyết dứt điểm 142 kiến nghị tồn đọng này. Trong đó, đặc biệt quan tâm giải quyết 4 vấn đề mà nhiều cử tri quan tâm đã kiến nghị qua một số kỳ họp QH. Đó là tính ổn định của các phương án tổ chức thi tốt nghiệp PTTH và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng; Vấn đề vi phạm pháp luật và các biến tướng trong hoạt động bán hàng đa cấp; Vấn đề xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, có chính sách đột phá trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Vấn đề quản lý và xử lý các sai phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, chặt phá rừng trái phép.
Lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm, tăng đối thoại, tranh luận
Đúng 8h, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên chất vấn.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên chất vấn - Ảnh: Lâm Hiển |
Thời gian dành cho chất vấn tại Kỳ họp này chỉ có 2 ngày rưỡi, bắt đầu từ sáng nay. Để hoạt động chất vấn đạt được yêu cầu như mong muốn, đề nghị các ĐBQH đặt câu hỏi ngắn, gọn, rõ ý và không bình luận, giải thích nhiều. Không đặt câu hỏi để hỏi thông tin, “xin bộ trưởng cho biết vấn đề này, vấn đề kia” mà hỏi thẳng vào trách nhiệm trong quản lý, điều hành lĩnh vực, ngành được phân công phụ trách. Mỗi câu hỏi tối đa không quá 2 phút. Trường hợp còn có vấn đề để tranh luận, không hài lòng với câu trả lời chất vấn, thì đại biểu có thể giơ biển tranh luận. Tranh luận mỗi một người một lần, để dành thời gian cho các đại biểu chất vấn và các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn. Nếu một người chúng ta vừa chất vấn, vừa tranh luận hai đến ba lần thì sẽ không bảo đảm thời gian cho các đại biểu khác. Đề nghị các bộ trưởng, thành viên Chính phủ trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung vấn đề mà ĐBQH đặt ra câu hỏi. Đối với những vấn đề cần có số liệu chứng minh, vấn đề cần diễn giải, giải trình nhiều, các bộ trưởng có thể nói về chủ trương, chính sách, giải pháp.Hoặc với những vấn đề chi tiết cần giải trình rõ, sau phiên chất vấn, Bộ trưởng có thể gửi báo cáo cho ĐBQH, tóm lại vấn đề mà ĐBQH quan tâm. Sau phiên chất vấn QH sẽ ban hành Nghị quyết để nâng cao năng lực điều hành và có cơ sở để các ĐBQH, các Đoàn ĐBQH giám sát lần nữa các thành viên Chính phủ. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân |
Chủ tịch QH nêu rõ, tính đến cuối ngày 14.11, đã có 89 phiếu chất vấn gửi đến các thành viên Chính phủ, với 100 câu hỏi chất vấn của 44 ĐBQH gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Thông qua phiếu xin ý kiến ĐBQH, UBTVQH cũng nhận được 152 phiếu mà ĐBQH đề xuất để chất vấn tại Kỳ họp này. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có 2.986 ý kiến và kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Kỳ họp thứ 2 của QH.
Tại Kỳ họp này các ĐBQH cũng thảo luận rất nhiều nội dung liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Qua thảo luận về giám sát tối cao đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành. Đây là những cơ sở rất quan trọng của UBTVQH lựa chọn và trình QH những nội dung nào sẽ được chất vấn và đã được chất vấn tại Kỳ họp này.
Chủ tịch QH khẳng định, thông qua hoạt động chất vấn nói riêng và hoạt động giám sát của QH nói chung, các bộ trưởng, trưởng ngành đã quan tâm rất nhiều đến lĩnh vực được phân công phụ trách và đã tích cực khắc phục các hạn chế, bất cập trong quản lý để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây là Kỳ họp đầu tiên của QH Khóa XIV tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, có hiệu lực từ ngày 1.7.2016. Chủ tịch QH cũng nêu rõ, thời gian tiếp nhận nhiệm vụ và điều hành của các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước thì có một số đồng chí nhận nhiệm vụ vào tháng 3.2016 và một số vừa được bầu vào Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIV.
Chủ tịch QH đặc biệt nhấn mạnh, căn cứ và quy định của pháp luật, cách thức tiến hành chất vấn lần này được kế thừa và đổi mới theo hướng lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm, những nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý, điều hành của bộ, ngành nào thì bộ trưởng, trưởng ngành đó sẽ trực tiếp trả lời. Việc chất vấn và trả lời chất vấn trên tinh thần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tăng cường đối thoại, tranh luận, bám sát và đi đến cùng vấn đề đặt ra, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống một cách thiết thực và hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu của cử tri và mong mỏi của nhân dân. Các chất vấn khác mà nằm ngoài vấn đề Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ cũng sẽ tiếp nhận và trả lời bằng văn bản sau.
Chủ tịch QH cho biết, tại Kỳ họp này UBTVQH đã trình QH chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực của Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Các bộ trưởng của các bộ này sẽ trả lời trực tiếp, sau đó Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ báo cáo với QH và trực tiếp trả lời chất vấn các câu hỏi của ĐBQH. Trong lúc các bộ trưởng cũng như Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn, các bộ, ngành nào có liên quan đến những vấn đề chất vấn, Chủ tọa cũng có thể mời trả lời chất vấn thêm. Hoặc là theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đề nghị bộ trưởng sẽ báo cáo chi tiết hơn từng vấn đề liên quan, Chủ tịch QH yêu cầu.
Tin mới cập nhật
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc kỳ họp thứ 8 ( 01/12)
- Bế mạc kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV ( 30/11)
- ĐBQH Hà Tĩnh - Nỗ lực làm tròn trọng trách người đại biểu dân cử ( 30/11)
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 29/11)
- Ông Lê Quang Tùng làm Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ( 28/11)