Quốc hội chất vấn lĩnh vực Lao động Thương binh và Xã hội
EmailPrintAa
18:03 10/11/2021

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về nhóm vấn đề: Hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do Covid 19, công tác bảo vệ quyền trẻ em, nhất là trẻ em mồ côi do đại dịch…

Sau đạt vấn đề về nội dung chất vấn buổi chiều 10/11 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung sẽ trả lời nhóm vấn đề về việc thực hiện các gói hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bảo đảm tiến độ, đúng đối tượng, hiệu quả. Công tác bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em mồ côi do đại dịch. Thực trạng và nguyên nhân người lao động rời TP Hồ Chí Minh và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt. Giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch. Chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc. Việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện cứu trợ, thiện nguyện bảo đảm đúng chế độ, chính sách.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội, về chăm sóc cho trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian qua, do tác động của đại dịch COVID-19 trên thế giới có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị mồ côi, tại Việt Nam cho đến nay có 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó 81 mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thời gian qua Bộ đã chủ động ban hành chính sách liên quan đến trẻ em nói chung và đối tượng bảo trợ nói riêng, trong đó thay thế Nghị định 136 bằng Nghị định 20 trong Nghị định 20 này đã hiệu lực 1/7/2021, có quy định đối tượng bảo trợ trẻ em và các cháu mồ côi được hưởng chính sách như thế nào. Cùng với đó, có quy định với trẻ em được hưởng chính sách trong các làng SOS. Trước khi ban hành chính sách này chúng tôi có tham khảo chính sách chung của quốc tế, cho thấy nhìn chung chính sách của chúng ta khá đồng bộ. Ở thế giới khoảng 1,1 triệu đến 1,8 triệu, ở Việt Nam đối với trẻ em dưới 4 tuổi có người thân đỡ đầu thì ở mức 1,8 triệu. Thời gian qua với hơn 2.000 trẻ em như vậy, ngoài chính sách đã có, các tổ chức chính trị xã hội các đoàn thể đã vận động hỗ trợ xã hội các cháu tương đối tốt. Riêng quỹ bảo trợ trẻ em cũng đã quyết định tất cả các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ được hỗ trợ 5 triệu đồng, riêng các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ được cấp một sổ tiết kiệm 20 triệu đồng. Phương châm của chúng tôi là vận động mọi cháu đều có mái ấm gia đình, có người thân đỡ đầu. Đến nay cả 81 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ đều sống với người thân, gia đình, trong trường hợp không có người thân thì chúng tôi bàn với Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam sẽ có các mẹ đỡ đầu, trường hợp xấu nhất thì mới đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội vì các cháu còn yếu tố về mặt tinh thần, tâm lý…

Toàn cảnh phiên chất vấn

Với câu hỏi đào tạo kỹ năng nghề, chống đứt gãy chuỗi cung ứng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời: Thời gian qua, đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến lực lượng lao động, tình trạng thiếu hụt lao động đang diễn ra. Đến nay tổ chức ILO thế giới cho rằng khoảng trống về việc làm do khủng hoảng chiếm khoảng 205 triệu lao động. Như vậy việc đào tạo nghề và đào tạo lại lực lượng lao động là rất cần thiết. Thời gian tới, để chống đứt gãy chuỗi cung ứng này hay thiếu hụt lao động chúng ta đưa ra giải pháp ngắn hạn trung hạn và dài hạn. Với giải pháp ngắn hạn trước hết tập trung hỗ trợ rất tốt chính sách an sinh xã hội theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 của Chính phủ. Thứ 2 là đẩy mạnh điều chỉnh lao động theo 3 mô hình: thực hành và sản xuất tại doanh nghiệp theo cách mà năm học thứ 2-3 vừa học vừa làm hoặc vừa học vừa làm tại doanh nghiệp, học lý thuyết và thực hành. Thứ 3 là tập trung học nghề theo bộ Luật lao động, năm thứ 2-3 trở đi thì kinh nghiệm quốc tế họ trả phần phí cho các cháu.

Về dài hạn, phải đổi mới đào tạo nghề theo hướng linh hoạt và gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp là trường học thứ 2, doanh nghiệp phải có trách nhiệm cùng nhà nước để chăm lo đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Trả lời về ý kiến liên quan đến việc hỗ trợ văn nghệ sĩ, có dư luận không đồng tình bởi có văn nghệ sĩ thu nhập cao vẫn được hỗ trợ, Bộ trưởng nêu: Quá trình xây dựng Nghị quyết 68, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đề xuất với chúng tôi 2 đối tượng là hướng dẫn viên du lịch và văn nghệ sĩ hạng 4, có mức lương từ 1,86 chủ yếu là trẻ mới vào nghề, qua khảo sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là khoảng 2.000 người hầu hết là khó khăn. Chính phủ có thảo luận và đồng tình với phương án này vì đời sống khó khăn, mức lương thấp và có thời gian giãn cách hoặc dừng hoạt động 15 ngày trở lên trong suốt thời gian vừa qua và thứ 3 là gặp khó khăn do dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một địa phương khi xét 33 trường hợp thì có 3 đối tượng phù hợp nhưng có cuộc sống khá giả vì thực sự là những người có tài năng và được dư luận xã hội quan tâm. Do đó, quá trình rà soát bỏ qua yếu tố thứ 3 là có hoàn cảnh khó khăn nên dư luận không đồng tình, đến nay 2.000 trường hợp thì đã hỗ trợ 1590 trường hợp. Nhiều trường hợp chúng tôi kiểm tra thì rất khó khăn. Đến nay chúng tôi khẳng định chủ trương là đúng nhưng quá trình thực hiện còn điều này điều kia thì các cơ sở cần rút kinh nghiệm.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về quyên góp, thiền nguyện , Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã có giải trình trước Quốc hội về việc tổ chức thiện nguyện, quyên góp. Qua kiểm tra, Bộ Tài chính đã phát hiện ra những vấn đề cần chấn chỉnh và nhận thấy có những bộc lộ, những khuất tất trong việc quyên góp thiện nguyện về hàng, tiền do các tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức quyên góp... Để giải quyết những hạn chế này, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 93 với nhiều điểm mới nhằm quy định rõ: Các đối tượng, kể cả từ Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, các cá nhân, tổ chức đứng ra làm thiện nguyện, vận động quyên góp quản lý tiền và hàng và phân bổ những mặt hàng này đúng đối tượng thụ hưởng. Nghị định cũng quy định phải ghi chép đầy đủ quá trình mở tài khoản, nhận tiền và hàng thiện nguyện. Sau vận động, các tổ chức, cá nhân phải đóng tài khoản. Niêm yết công khai sau khi đã vận động và phân phối tiền, hàng đó; phải có báo cáo rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ. Trước khi vận động quyên góp, các tổ chức, cá nhân phải có thông báo tới UBND cấp sở tại, việc phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ để thông tin chặt chẽ đến các tổ chức, cá nhân. Nghị định 93 cũng quy định việc đóng góp tự nguyện, giảm giá điện, nước với tổ chức, người dân... Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra do các bộ, ngành có liên quan giám sát đúng quy định của pháp luật.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Trần Đình Gia chất vấn Bộ LĐTXvà XH

Tham gia chất vấn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Trần Đình Gia cho rằng vấn đề làn sóng người lao động rời thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu dẫn chứng hình ảnh bà mẹ 50 tuổi cùng 3 con đạp xe từ Đồng Nai trở về quê hay một cô gái sinh con được 10 ngày cũng ôm con về quê, thực sự đặt cho cử tri, Nhân dân cả nước nhiểu tâm tư, cử tri  hỏi rằng trách nhiệm của nhà nước ở đâu, có sự lúng túng, bị động và không nhận được tình hình thực tế trong thực tế này như thế nào? Và thực trạng này không chỉ một lần mà nhiều lần khi thực hiện giãn cách và cả sau thực hiện giãn cách, nhưng phản ứng của các cơ quan Nhà nước là quá chậm, Đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ ở đâu?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng trách nhiệm có một phần của Bộ LĐTXvà XH và đã được Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam đã trả lời. Tuy nhiên, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã yêu cầu BT chuẩn bị nghiêm túc để trả lời xác đáng vì đay là câu hỏi mà các đại biểu quốc hội và cử tri cả nước rất quan tâm.

Trần Đình Trọng

    Ý kiến bạn đọc