Các đại biểu cho rằng, qua 7 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Quản lý sử dụng tài sản Nhà nước (QLSDTSNN) và công tác QLSDTSNN còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Dự thảo Luật QLSDTSNN (sửa đổi) gồm 10 chương với 137 điều nhằm tạo lập cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm tài sản công; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công. Dự thảo luật cũng nhằm khai thác tài sản công hợp lý, hiệu quả gắn với việc huy động các nguồn lực của xã hội cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác tài sản công để đóng góp có hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu ngân sách nhà nước...
|
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu |
Tại Tờ trình và dự thảo về dự án Luật QLSDTSNN (sửa đổi) lần này đã đề cập đến việc khoán kinh phí sử dụng tài sản được áp dụng đối với nhà công vụ, xe ô tô phục vụ chức danh và xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan nhà nước; điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động... Khoán kinh phí cũng là phương thức được ưu tiên, chỉ khi không áp dụng được phương thức khoán mới áp dụng các phương thức khác. Dự thảo luật cũng quy định rõ trách nhiệm tuân thủ, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong toàn bộ quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công. Dự thảo luật cũng bổ sung một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công như: Mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc v.v.
|
Đại biểu Nguyễn Thị Quỳnh Thơ đoàn Hà Tĩnh tham gia phát biểu |
Tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật QLSDTSNN, các đại biểu Lê Anh Tuấn, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Thơ Đoàn Hà Tĩnh đánh giá cao sự cố gắng của Ban soạn thảo lần này đã bổ sung, sửa đổi nhiều điều, tuy nhiên luật này còn nhiều điều giao cho Chính phủ hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, các điều luật quy định về cách tính khấu hao tài sản, đánh giá giá trị tài sản còn lại trước khi cho thanh lý còn sơ hở; việc quản lý, sử dụng tài sản công ở các bệnh viện công lập còn nhiều bất hợp lý, cơ chế giám sát cộng đồng trong công tác quản lý, sử dụng tài sản rất khó thực hiện v.v.. Vì vậy các đại biểu đề nghị cần quy định rõ, cụ thể hơn trong luật và đề nghị phải xác định đấu giá tài sản là quy định bắt buộc khi thanh lý tài sản nhà nước gắn nguyên tắc công khai, minh bạch…
Buổi chiều cùng ngày các tổ tiếp tục thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Tin mới cập nhật
- Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, thông qua các dự án Luật, Nghị quyết và bế mạc ( 20/11)
- Tạo đột phá phát triển hạ tầng giao thông quốc gia ( 13/11)
- Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ( 12/11)
- Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Tĩnh ( 10/11)
- Quy định rõ nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề ( 09/11)
- Đại biểu Quốc hội góp ý chi tiết về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng ( 09/11)